Vài nét về kinh tế nông nghiệp huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nửa đầu thế kỉ XIX
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 503.13 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đầu thế kỉ XIX, đứng trước những khó khăn về kinh tế, nhà Nguyễn đã thực thi chính sách trọng nông nhằm quản lý ruộng đất, ổn định và phát triển kinh tế nông nghiệp. Những chính sách đó đã có tác động lớn đối với nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi cả nước nói chung và ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) nói riêng. Trên cơ sở nguồn tư liệu địa bạ và khảo sát thực tế, bài viết mô tả bức tranh kinh tế nông nghiệp Nam Đàn dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, qua đó góp phần làm rõ những thuận lợi và khó khăn của vùng đất được xem là “trung tâm đất Nghệ An” trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về kinh tế nông nghiệp huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nửa đầu thế kỉ XIXTrường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 3B/2019, tr. 13-22 VÀI NÉT VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Trần Quốc Bảo Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Ngày nhận bài 8/5/2019, ngày nhận đăng 26/7/2019 Tóm tắt: Đầu thế kỉ XIX, đứng trước những khó khăn về kinh tế, nhà Nguyễn đã thực thi chính sách trọng nông nhằm quản lý ruộng đất, ổn định và phát triển kinh tế nông nghiệp. Những chính sách đó đã có tác động lớn đối với nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi cả nước nói chung và ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) nói riêng. Trên cơ sở nguồn tư liệu địa bạ và khảo sát thực tế, bài viết mô tả bức tranh kinh tế nông nghiệp Nam Đàn dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, qua đó góp phần làm rõ những thuận lợi và khó khăn của vùng đất được xem là “trung tâm đất Nghệ An” trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ khóa: Kinh tế thời Nguyễn; nông nghiệp Nam Đàn; quản lý ruộng đất; tư liệu địa bạ. Bước vào thế kỉ XIX, do ảnh hưởng của các cuộc nội chiến liên tiếp kéo dài ở cácthời kỳ trước đó, nhà Nguyễn phải đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt là nhữngkhó khăn trong kinh tế nông nghiệp, “các huyện, đồng ruộng bỏ hoang, nhân dân đóikhổ. Dịch tễ lại phát sinh, người chết đói đến gần nửa. Dân phiêu tán hoặc tan tác vàoNam, ra Bắc” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 1993, tr. 262). Để giải quyết tìnhhình, nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, xácđịnh nông nghiệp giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế đất nước. Huyện Nam Đàn (Nghệ An) nằm ở hạ lưu sông Lam, từng được coi là “trung tâmđất Nghệ An”, có lịch sử hình thành từ rất sớm. Đầu thế kỉ XIX, các chính sách nôngnghiệp do nhà nước thực thi đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh tế nông nghiệp củacư dân Nam Đàn dưới thời Nguyễn. 1. Chính sách nông nghiệp của nhà Nguyễn và tình hình sở hữu ruộng đất ởNam Đàn Đầu thế kỉ XIX, vấn đề ruộng đất - tư liệu sản xuất chính của nông nghiệp ViệtNam đứng trước những khó khăn thách thức. Tình trạng bao chiếm ruộng đất của các thếlực cường hào trong làng xã gia tăng, sổ sách mất mát, hoặc cách ghi chép không đượcthực hiện, nạn biến công vi tư đối với ruộng công diễn ra phổ biến trong làng xã. Đểkiểm soát tình hình, năm Gia Long thứ 2 (1803), nhà Nguyễn ban hành điều lệ cấm muabán ruộng đất công. Đến năm 1804, Gia Long ban hành phép quân điền (chủ yếu thựchiện ở miền Bắc), quy định cứ ba năm chia ruộng công một lần, theo đó tất cả mọi ngườiđều được chia ruộng công ở làng xã, trừ các quý tộc vương tôn. Từ năm Gia Long thứ 4(1805), nhà Nguyễn cho tiến hành lập địa bạ trong cả nước để quản lý ruộng đất, thu tôthuế, vạch định ranh giới giữa các đơn vị hành chính và tránh sự tranh chấp ruộng đất vàđể “vạch rõ bờ cõi cho hết mối tranh giành” (Nội các triều Nguyễn, 1993, tr. 123). Đối với huyện Nam Đàn (Nghệ An) việc lập địa bạ được hoàn thành trong thờigian ngắn, chủ yếu tập trung ở thời vua Minh Mạng trên cơ sở dụ vua ban năm 1830 vàEmail: tranbaocdspna@gmail.com 13 T. Q. Bảo / Vài nét về kinh tế nông nghiệp huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nửa đầu thế kỉ XIXmột số được sao lại ở thời Tự Đức, trong đó địa bạ ở các xã, thôn thuộc huyện được lậpchủ yếu từ năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) đến năm Minh Mạng 17 (1836). Theo thốngkê trong địa bạ, tổng diện tích các loại ruộng đất công tư điền thổ của các đơn vị xã thônthuộc huyện Nam Đàn là 34623.4.11.0.0 (mẫu, sào, thước, tấc, phân; gọi tắt làm.s.th.t.p.), diện tích đất đai được phân bố như sau: tổng Non Liễu (12 xã thôn) có11776.5.14.1.0 (m.s.th.t.p); tổng Lâm Thịnh (7 xã thôn) có 10252.5.1.6.0 (m.s.th.t.p);tổng Hoa Lâm (2 xã thôn) có 4980.7.0.7.0 (m.s.th.t.p); tổng Nam Hoa (14 xã thôn) có3981.5.11.5.0 (m.s.th.t.p); tổng Bích Triều (5 xã thôn) có 2847.4.5.9.0 (m.s.th.t.p). Ngoàidiện tích được thống kê nói trên, ở huyện Nam Đàn còn có một diện tích đất phù sa, đấtcát trắng, đất bãi, đất rừng, công châu thổ khá lớn với diện tích được thống kê là468.2.11.4.4 (m.s.th.t.p) (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I). Trong nửa đầu thế kỉ XIX, theo số liệu địa bạ ở huyện Nam Đàn, diện tích côngđiền có 2924.4.1.7.0 (m.s.th.t.p), chiếm tỷ lệ 8,44% so với tổng diện tích các loại ruộngđất và được phân bố ở hầu hết các xã thôn (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I), tuy nhiên diệntích công điền đã bị thu hẹp khá lớn so với tổng diện tích ruộng đất và trong tương quanvới ruộng đất tư. Công điền huyện Nam Đàn thời Nguyễn được chia cấp theo quy địnhcủa nhà nước, cứ 3 năm một lần “tính tất cả số người trong xã là bao nhiêu, cứ theoruộng đất 3 hạng: hạng 1, hay hạng 2, hạng 3 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về kinh tế nông nghiệp huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nửa đầu thế kỉ XIXTrường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 3B/2019, tr. 13-22 VÀI NÉT VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Trần Quốc Bảo Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Ngày nhận bài 8/5/2019, ngày nhận đăng 26/7/2019 Tóm tắt: Đầu thế kỉ XIX, đứng trước những khó khăn về kinh tế, nhà Nguyễn đã thực thi chính sách trọng nông nhằm quản lý ruộng đất, ổn định và phát triển kinh tế nông nghiệp. Những chính sách đó đã có tác động lớn đối với nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi cả nước nói chung và ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) nói riêng. Trên cơ sở nguồn tư liệu địa bạ và khảo sát thực tế, bài viết mô tả bức tranh kinh tế nông nghiệp Nam Đàn dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, qua đó góp phần làm rõ những thuận lợi và khó khăn của vùng đất được xem là “trung tâm đất Nghệ An” trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ khóa: Kinh tế thời Nguyễn; nông nghiệp Nam Đàn; quản lý ruộng đất; tư liệu địa bạ. Bước vào thế kỉ XIX, do ảnh hưởng của các cuộc nội chiến liên tiếp kéo dài ở cácthời kỳ trước đó, nhà Nguyễn phải đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt là nhữngkhó khăn trong kinh tế nông nghiệp, “các huyện, đồng ruộng bỏ hoang, nhân dân đóikhổ. Dịch tễ lại phát sinh, người chết đói đến gần nửa. Dân phiêu tán hoặc tan tác vàoNam, ra Bắc” (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, 1993, tr. 262). Để giải quyết tìnhhình, nhà Nguyễn đã ban hành nhiều chính sách nhằm phục hồi và phát triển kinh tế, xácđịnh nông nghiệp giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế đất nước. Huyện Nam Đàn (Nghệ An) nằm ở hạ lưu sông Lam, từng được coi là “trung tâmđất Nghệ An”, có lịch sử hình thành từ rất sớm. Đầu thế kỉ XIX, các chính sách nôngnghiệp do nhà nước thực thi đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh tế nông nghiệp củacư dân Nam Đàn dưới thời Nguyễn. 1. Chính sách nông nghiệp của nhà Nguyễn và tình hình sở hữu ruộng đất ởNam Đàn Đầu thế kỉ XIX, vấn đề ruộng đất - tư liệu sản xuất chính của nông nghiệp ViệtNam đứng trước những khó khăn thách thức. Tình trạng bao chiếm ruộng đất của các thếlực cường hào trong làng xã gia tăng, sổ sách mất mát, hoặc cách ghi chép không đượcthực hiện, nạn biến công vi tư đối với ruộng công diễn ra phổ biến trong làng xã. Đểkiểm soát tình hình, năm Gia Long thứ 2 (1803), nhà Nguyễn ban hành điều lệ cấm muabán ruộng đất công. Đến năm 1804, Gia Long ban hành phép quân điền (chủ yếu thựchiện ở miền Bắc), quy định cứ ba năm chia ruộng công một lần, theo đó tất cả mọi ngườiđều được chia ruộng công ở làng xã, trừ các quý tộc vương tôn. Từ năm Gia Long thứ 4(1805), nhà Nguyễn cho tiến hành lập địa bạ trong cả nước để quản lý ruộng đất, thu tôthuế, vạch định ranh giới giữa các đơn vị hành chính và tránh sự tranh chấp ruộng đất vàđể “vạch rõ bờ cõi cho hết mối tranh giành” (Nội các triều Nguyễn, 1993, tr. 123). Đối với huyện Nam Đàn (Nghệ An) việc lập địa bạ được hoàn thành trong thờigian ngắn, chủ yếu tập trung ở thời vua Minh Mạng trên cơ sở dụ vua ban năm 1830 vàEmail: tranbaocdspna@gmail.com 13 T. Q. Bảo / Vài nét về kinh tế nông nghiệp huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nửa đầu thế kỉ XIXmột số được sao lại ở thời Tự Đức, trong đó địa bạ ở các xã, thôn thuộc huyện được lậpchủ yếu từ năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) đến năm Minh Mạng 17 (1836). Theo thốngkê trong địa bạ, tổng diện tích các loại ruộng đất công tư điền thổ của các đơn vị xã thônthuộc huyện Nam Đàn là 34623.4.11.0.0 (mẫu, sào, thước, tấc, phân; gọi tắt làm.s.th.t.p.), diện tích đất đai được phân bố như sau: tổng Non Liễu (12 xã thôn) có11776.5.14.1.0 (m.s.th.t.p); tổng Lâm Thịnh (7 xã thôn) có 10252.5.1.6.0 (m.s.th.t.p);tổng Hoa Lâm (2 xã thôn) có 4980.7.0.7.0 (m.s.th.t.p); tổng Nam Hoa (14 xã thôn) có3981.5.11.5.0 (m.s.th.t.p); tổng Bích Triều (5 xã thôn) có 2847.4.5.9.0 (m.s.th.t.p). Ngoàidiện tích được thống kê nói trên, ở huyện Nam Đàn còn có một diện tích đất phù sa, đấtcát trắng, đất bãi, đất rừng, công châu thổ khá lớn với diện tích được thống kê là468.2.11.4.4 (m.s.th.t.p) (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I). Trong nửa đầu thế kỉ XIX, theo số liệu địa bạ ở huyện Nam Đàn, diện tích côngđiền có 2924.4.1.7.0 (m.s.th.t.p), chiếm tỷ lệ 8,44% so với tổng diện tích các loại ruộngđất và được phân bố ở hầu hết các xã thôn (Trung tâm Lưu trữ quốc gia I), tuy nhiên diệntích công điền đã bị thu hẹp khá lớn so với tổng diện tích ruộng đất và trong tương quanvới ruộng đất tư. Công điền huyện Nam Đàn thời Nguyễn được chia cấp theo quy địnhcủa nhà nước, cứ 3 năm một lần “tính tất cả số người trong xã là bao nhiêu, cứ theoruộng đất 3 hạng: hạng 1, hay hạng 2, hạng 3 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thời Nguyễn Nông nghiệp Nam Đàn Quản lý ruộng đất Tư liệu địa bạ Kinh tế nông nghiệpTài liệu liên quan:
-
Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
8 trang 263 0 0 -
5 trang 126 0 0
-
124 trang 113 0 0
-
18 trang 110 0 0
-
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 1
52 trang 100 1 0 -
68 trang 92 0 0
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
117 trang 89 0 0 -
Cơ sở lý luận_ chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành thủy sản 1
30 trang 80 0 0 -
Bài giảng Kinh tế nông nghiệp (Dùng cho các lớp cao học) - ĐH Thủy lợi
174 trang 72 0 0 -
81 trang 62 0 0