Thông tin tài liệu:
Truyện tranh, nhất là thể loại comic có giới hạn tuổi độc giả rộng nhất, từ trẻ học mẫu giáo đến người già tuổi về hưu. Tạp chí truyện tranh Tintin dưới tiêu đề có in dòng chữ “dành cho từ 7 tuổi đến 77 tuổi”. Nhưng ít người biết lịch sử phát triển của nó. Nếu hiểu truyện tranh là những truyện kể bằng hình vẽ thì những hình vẽ trên các hang động như Lacaux thuộc loại “truyện tranh” cách đây 35.000 năm. Còn cho rằng truyện tranh là truyện được kể lại bằng hình ảnh kết hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài Nét Về Lịch Sử Truyện Tranh
Vài Nét Về Lịch Sử Truyện Tranh
Truyện
tranh,
nhất là
thể loại
comic có
giới hạn
tuổi độc
giả rộng
nhất, từ
LEONARD DE VINCI. Hí họa cái đầu trẻ học
mẫu giáo đến người già tuổi về hưu. Tạp chí truyện tranh Tintin dưới tiêu đề
có in dòng chữ “dành cho từ 7 tuổi đến 77 tuổi”. Nhưng ít người biết lịch sử
phát triển của nó. Nếu hiểu truyện tranh là những truyện kể bằng hình vẽ thì
những hình vẽ trên các hang động như Lacaux thuộc loại “truyện tranh”
cách đây 35.000 năm. Còn cho rằng truyện tranh là truyện được kể lại bằng
hình ảnh kết hợp với chữ viết thì những bức bích họa trong lăng mộ Ai Cập
cổ đại mới được gọi là truyện tranh cổ nhất. Thời xa xưa người ta rất coi
trọng việc thể hiện các đề tài tôn giáo qua hình vẽ nhằm truyền đạt cho
người xem một cách dễ dàng. Truyện tranh thật sự theo đúng nghĩa phải
được thể hiện trên giấy hoặc da và được đóng thành sách. Nó ra đời vào thời
Trung Cổ, đó là các cuốn sách có minh họa kể lại các sự tích trong Kinh
thánh.
Trong lịch sử truyện tranh có hai vấn đề tác động đến nó: đó là hình thành
lối vẽ hài hước và sự ra đời của máy in do Johann Gutenberg phát minh năm
1436 (đã mở ra một chương mới cho nghề in và xuất bản sách). Lối vẽ biếm
họa (cartoon) xuất hiện từ các xung đột trong đời sống và chính trị xã hội,
với cách vẽ khái quát nêu bật đặc điểm, các hành động tiêu biểu mang tính
hài hước nhằm châm biếm, đả kích một vấn đề nào đó. Người được coi là
mở đầu cho tranh châm biếm là Annibale trong gia đình họa sĩ Carraci ở
Bologna vào thế kỷ 16, tranh biếm họa của ông có cái nhìn sắc bén với lối
thể hiện táo bạo. Sau Anniabale Carraci nhiều họa sĩ cũng vẽ tranh biếm họa
bằng cách vẽ đồ họa của mình. Từ các họa sĩ vùng Bologna như Guercino,
Domenechio (học trò của Annibale) cho tới các họa sĩ về sau như Bernini,
Pier Leone Ghezzi, Gillray, Rowlandson, George Cruikshank… đều vẽ tranh
biếm họa. Kể cả các họa sĩ nổi tiếng cận đại và hiện đại như Monet, Dore,
Daumier, Tieplo, Puvis … Picasso cũng vẽ biếm họa. Sự xuất hiện của
những tờ báo châm biếm như tuần báo Punch (Anh) năm 1841, nhật báo
Charivari (Pháp) góp phần hình thành một nhu cầu thẩm mỹ mới làm nền
tảng cho sự ra đời của truyện tranh.
KOLHSU113456
ANNIABALE CARRACI. Ritratti carichi
Nếu chỉ là sự hài
hước thì chưa thể
gọi là truyện tranh,
nó cần có cốt
chuyện được thể
hiện qua sự tiếp nối
của hình vẽ. Năm
1731, William
Hogarth một họa sĩ
tranh khắc nổi
tiếng của Anh xuất
bản một loại tranh
“trường đoạn” gồm
nhiều bức tranh kể
ANNIABALE CARRACI. Ritratti carichi
lần lượt một câu chuyện, được trình bày như một vở kịch có tựa đề “Sự tiến
bộ của kẻ phóng đãng”. Đầu thế kỷ XIX, Hokusai la một họa sĩ tranh khắc
nổi tiếng của Nhật, ông là người được coi là tổ sư của loại truyện tranh
“manga” khi ông cho in những bức tranh khắc độc đáo về phong tục, con
người và phong cảnh nước Nhật.
Truyện tranh được in thành sách từ Perter Mark Roget khi ông xuất bản
cuốn Persistence of Vision with Regard to Moving Objects vào năm 1824.
Vào năm sau, một họa sĩ người Thụy Sĩ là Rodolphe Topffer thực hiện các
truyện tranh đầu tiên của mình. Các tác phẩm của ông được xuất bản vào các
năm sau đó như Những cuộc đời đi theo đường dích dắc (1832), Ong Vieux-
Bois (1837). Tiếp theo Topffer là Wilhelm Buch, một họa sĩ người Đức, ông
cho ra đời rất nhiều tranh truyện mang tính hài hước, ngắn gọn, súc tích.
Tranh của Buch thường chỉ có một trang, cốt truyện đơn giản nhưng hình vẽ
thật sinh động, tính hành động cao và rất ít lời. Người Pháp thì có họa sĩ
George ...