Tiếp nối bài viết về những khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 đến nay, ở bài viết này, chúng tôi muốn đi sâu hơn, đánh giá về những đổi mới và tồn tại của phê bình thơ trong mấy chục năm qua, từ đó khẳng định vai trò của công tác phê bình đối với sáng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về phê bình thơ từ 1986 đến nay JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 53-61 VÀI NÉT VỀ PHÊ BÌNH THƠ TỪ 1986 ĐẾN NAY Đặng Thu Thủy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Mở đầu Tiếp nối bài viết về những khuynh hướng phê bình thơ từ giữa thập kỉ 80 đếnnay, ở bài viết này, chúng tôi muốn đi sâu hơn, đánh giá về những đổi mới và tồntại của phê bình thơ trong mấy chục năm qua, từ đó khẳng định vai trò của côngtác phê bình đối với sáng tác.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Phê bình thơ- những đổi mới2.1.1. Đổi mới như một nhu cầu tất yếu Đại hội Đảng lần VI đã mở ra một bước ngoặt mới, đem lại những chuyểnbiến mới mẻ về nhiều mặt trong đời sống xã hội Việt Nam. Cùng với những biến đổicơ giới do sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử là những biến chuyển sâu xa trong thếgiới nội cảm, trong tư tưởng, lối sống, cách nghĩ của cá nhân; trong tâm thức vănhóa cộng đồng. Sự xoá bỏ bao cấp về tư tưởng, không khí dân chủ rộng rãi, sự mởrộng giao lưu quốc tế về văn hoá, tinh thần coi trọng yếu tố con người đã đánh thứcý thức về cá nhân, cá tính. Điều đó tất yếu dẫn đến nhu cầu biểu đạt mới về thếgiới. Trong những năm tháng này, chúng ta đã chứng kiến không ít những phá cách,thậm chí cả những phá phách trong nghệ thuật: từ âm nhạc (cách tân trong ca từ,phối âm, phối khí, sự pha trộn, giao thoa giữa các loại hình âm nhạc: dân gian vớipop, rock, jazz, âm nhạc sắp đặt...), hội họa (sự ảnh hưởng của các loại chủ nghĩa:siêu thực, trừu tượng, lập thể, dã thú, biểu hiện - trừu tượng vào đầu và giữa thế kỉXX; và gần đây là mỹ thuật ngoài giá vẽ, mỹ thuật video, mỹ thuật trình diễn, mỹthuật thực địa, mỹ thuật đa phương tiện...) đến kiến trúc, sân khấu... Và tất nhiên,cả văn học (trong đó có thơ: thơ dòng chữ, thơ dòng nghĩa, thơ âm bồi, thơvụt hiện, thơ Dơ, thơ Rác, thơ Tân hình thức, nữ quyền luận, thơ dục tính,sắp đặt, trình diễn, thơ cụ thể, thơ hành động, thơ ngôn ngữ, hình họa, đồ họa... ). Nhu cầu đổi mới phê bình thơ không chỉ xuất phát từ những lí do khách quancủa lịch sử; do sự vận động, đổi mới của đối tượng phê bình (thơ) và văn hoá đọcmà còn do chính bản thân phê bình với tình trạng trì trệ, đóng băng của nó. Từ 53 Đặng Thu Thủy1986 đến nay, không ít các cuộc tọa đàm, hội thảo về phê bình văn học đã được tổchức nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng yếu kém của phê bình và đề ra nhữnggiải pháp nhằm nâng cao chất lượng phê bình, đổi mới phê bình. Trong bối cảnhnày, phê bình thơ không thể cứ dậm chân một chỗ.2.1.2. Những biểu hiện cơ bản của đổi mới Sự gia tăng tính khoa học, tính học thuật Trước năm 1975, văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng nằm ngoàidòng chảy của các trào lưu văn chương thế giới. Từ năm 1986, nhất là trong khoảng10 năm gần đây, tình hình văn học lại vô cùng sôi động bởi không khí hội nhập,giao lưu, tiếp nhận và tiếp biến. Sự phát triển của văn học mạng, việc ngày càngnhiều những tác phẩm văn học Việt được dịch ra tiếng nước ngoài, xuất bản ởnước ngoài và ngược lại là một biểu hiện của tinh thần hội nhập trong lĩnh vực vănchương. Nhiều đại diện quan trọng của các dòng văn học hiện đại chủ nghĩa phươngTây: G.Apolinaire, F.Kafka, W. Faulkner, A.Camus... và hậu hiện đại: G.Marquez,J.l.Borges, M.Kundera, Cao Hành Kiện... đã được giới thiệu lại, kích thích sự tìmtòi, sáng tạo của văn học trong nước. Rất nhiều các lý thuyết phê bình phương Tâyđã được tiếp cận và ứng dụng, thay thế lối phê bình cảm tính lâu nay, đem đến mộtkhông khí mới cho phê bình thơ ở Việt Nam: thi pháp học, cấu trúc luận, phê bìnhmới, phân tâm học, tiểu sử học, văn hóa học. Điều này dẫn đến tính chất phongphú, đa dạng của các phương thức phê bình. Các lí thuyết này đặc biệt được vậndụng sinh động trong phê bình thơ. Sự phê bình không lí thuyết hoặc phụ thuộcvào những lí thuyết quá cũ dần vắng bóng. Kiểu phê bình xã hội học dung tục, phêbình chụp mũ, quy kết dần trở nên xa lạ. Tuy không có nhiều nhà phê bình chủtrương theo đuổi, thủy chung với một phương pháp phê bình nào đó (Trần ĐìnhSử với thi pháp học, Đỗ Lai Thúy với phân tâm học, Inrasara với phương pháp lậpbiên bản...) nhưng nhiều những cây bút phê bình khác đã thừa nhận (quan trọnghơn cả là những tác phẩm phê bình của họ đã thể hiện rõ) sự ảnh hưởng tổng hợpcủa các phương pháp phê bình hiện đại trên thế giới. Sự tăng cường tính đối thoại và dân chủ Những thay đổi trong quan niệm về thơ, về công việc làm thơ, về vai trò củanhà thơ và công chúng; hơn hết là những chuyển biến của thực trạng sáng tác thơ đãtất yếu dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về phê bình thơ (mối quan hệ giữa phêbình và thơ, nhà phê bình và người sáng tác, giữa người đọc và người phê bình...).Có một thời, phê bình đã phải gánh t ...