Danh mục

Vài nét về sự xuất hiện và ảnh hưởng của tiếng Pháp tới sự hình thành của tiếng Việt trước và trong thời kỳ Pháp thuộc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 93.56 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Như vậy, có thể nói sau tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp là ngôn ngữ có ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ đối với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Bài viết này sẽ cung cấp thêm một số thông tin cụ thể hơn về sự phát triển của tiếng Pháp tại Việt Nam từ buổi đầu tiên cho tới hết thời kỳ Pháp thuộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về sự xuất hiện và ảnh hưởng của tiếng Pháp tới sự hình thành của tiếng Việt trước và trong thời kỳ Pháp thuộc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 105-110 VÀI NÉT VỀ SỰ XUẤT HIỆN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG PHÁP TỚI SỰ HÌNH THÀNH CỦA TIẾNG VIỆT TRƯỚC VÀ TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC Nguyễn Thảo Hương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: thaohuong@hnue.edu.vn Tóm tắt. Qua con đường truyền giáo và thương mại, tiếng Pháp đã theo chân những nhà truyền đạo và thương lái Pháp, Bồ đến Việt Nam từ những năm giữa thế kỷ XVI. Cùng với tiến trình của lịch sử, tiếng Pháp đã dần thâm nhập, vừa cưỡng chế vừa tự nguyện, vào đời sống nhân dân nước Việt. Đặc biệt là trong quãng thời gian gần 100 năm Pháp thuộc, tiếng Pháp đã có được một vị trí tương đối vững chắc trong văn hóa, ngôn ngữ của Việt Nam. Cho đến nay, nhiều từ tiếng Pháp vẫn được người Việt Nam sử dụng hàng ngày và nằm trong từ điển tiếng Việt. Như vậy, có thể nói sau tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp là ngôn ngữ có ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ đối với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Bài viết này sẽ cung cấp thêm một số thông tin cụ thể hơn về sự phát triển của tiếng Pháp tại Việt Nam từ buổi đầu tiên cho tới hết thời kỳ Pháp thuộc. Từ khóa: tiếng Pháp, tiếng Việt, thời kì Pháp thuộc, sự hình thành, xuất hiện, ảnh hưởng, văn hóa, ngôn ngữ.1. Mở đầu Tiếng Pháp là một ngôn ngữ có khá nhiều ảnh hưởng đến ngôn ngữ, văn hóa củaViệt Nam. Cho đến ngày nay, tiếng Pháp đã tồn tại ở Việt Nam ngót 5 thế kỷ và nó đã trảiqua nhiều bước phát triển thăng trầm gắn liền với các sự kiện lịch sử của xã hội Việt Nam.Trong suốt quãng thời gian đó, thời Pháp thuộc có thể nói là thời kỳ phát triển cực thịnhcủa tiếng Pháp, không chỉ bởi quãng thời gian đô hộ gần 100 năm của chế độ thực dân màcòn bởi những chính sách giáo dục hoàn toàn mới mẻ với đa phần người Việt mà Pháp đãáp đặt cho xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Thời gian chiếm đóng của Pháp tại Việt Nam làtừ 1858 đến 1945 [1], vì thế, tác giả xin lấy năm 1858 để làm mốc đánh dấu cho sự pháttriển của tiếng Pháp tại đất nước Đông Dương này. 105 Nguyễn Thảo Hương2. Nội dung nghiên cứu2.1. Giai đoạn trước 1858 Giai đoạn này kéo dài trong suốt thế kỷ XVI cho đến nửa đầu thế kỷ XVII, từ lúctiếng pháp theo chân những người Pháp đến Việt Nam buôn bán thương mại qua cửa khẩuHội An (Faifo). Đây vốn là cửa khẩu đường biển rất lớn thời bấy giờ, hoạt động buôn bándiễn ra nhộn nhịp với những thương thuyền lớn từ Pháp, Bồ, Hòa Lan... đến trao đổi hànghóa. Từ con đường này, trên những thương thuyền ấy, những nhà truyền giáo dòng Tên(Jésuist) Bồ Đào Nha đầu tiên đã tìm đến Việt Nam với mục đích truyền bá rộng rãi giáolý Công giáo đến một xứ sở hoàn toàn xa lạ với những truyền thuyết và sự tích về ĐứcChúa Jésus. Công việc của họ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Một bộ phận lớnngười Việt Nam đã tiếp nhận và tin vào những giáo lý đến từ phương Tây xa xôi, học tậpvà thực hành các nghi thức cũng như những bài kinh cầu bằng thứ tiếng ngoại lai: tiếngPháp. Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc truyền giáo được thuận lợi, đồng thời để tìm hiểucon người nơi đây nhằm có được sự hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng văn hóa dân tộccủa người Việt Nam, các nhà truyền giáo đã bỏ công để học tiếng Việt. Xin nói qua đôi chút về tiếng Việt của những thế kỷ ấy: như chúng ta đã biết, thờiđó, người Việt Nam vẫn nói, vẫn giao tiếp bằng ngôn ngữ mà ngày nay chúng ta nói vớinhau, nhưng chữ viết lại là chữ Trung Quốc, mà chúng ta vẫn gọi là chữ Hán, sau đó cóchữ Nôm là thứ chữ được biến tấu từ chữ Hán nhưng còn phức tạp hơn về mặt cấu trúc. Tiếp tục câu chuyện của chúng ta, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Pháp đã nhậnthấy sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết ở đất nước này, và vì chữ Nôm hay chữ Hán đềuquá khó cho việc giao tiếp và truyền đạt ý trực tiếp, nên họ đã tìm cách học ngôn ngữ nóicủa người dân Việt Nam bằng cách phiên âm các từ ngữ tiếng Việt ra theo mẫu tự Latinh,giống như cách phiên âm trong ngôn ngữ của họ (tiếng Pháp). Có thể kể đến những nhàtruyền giáo rất giỏi tiếng Việt thời đó như: Francisco de Pina, Gaspar D’Amaral, AntonioBarbosa, và đặc biệt là Alexandre de Rhodes, ông là một trong những người có công lớntrong việc góp phần sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, tiền đề của chữ viết tiếng Việt ngày nay. Trong các tài liệu cũ chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy một số ví dụ về việc phiênâm tiếng Việt theo chữ Latinh như sau: Mẫu tự Latinh Tiếng Việt ngày nay nuocman nước mặn Quinhin ...

Tài liệu được xem nhiều: