Danh mục

Vài nhận xét về đào tạo tín chỉ ở trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 485.49 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này đánh giá một số kết quả đạt được sau hơn 10 năm vận hành theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đây là một trong những trường chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ khá sớm, ngay từ năm học 2006-2007 và hiện đang hoàn thiện dần việc vận hành hệ thống này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nhận xét về đào tạo tín chỉ ở trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí MinhKỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐHng nghiệp Thph m Thinh-2017)VÀI NHẬN XÉT VỀ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNGNGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHĐặng Vũ NgoạnTrường Đại họng nghiệp Thph m Thành phốhinh*Email: dangvungoan@cntp.edu.vnNgày nhận bài: 29/06/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017TÓM TẮTNghiên cứu này đánh giá một số kết quả đạt được sau hơn 10 năm vận hành theo học chế tín chỉ củaTrường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đây là một trong những trường chuyểnđổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ khá sớm, ngay từ năm học 2006-2007 và hiện đang hoànthiện dần việc vận hành hệ thống này.Từ khóa: đào tạo tín chỉ, đào tạo niên chế.1. MỞ ĐẦUNăm nay là tròn 10 năm “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy” theo hệ thống “tínchỉ”, tức Quyết định 43/2007 QĐ-BGDĐT được ban hành, và theo lộ trình thì đến năm 2011, tất cả cáctrường phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. Về cơ bản, sau 10 năm, về hình thức, các trườngđều đã chuyển đổi sang hệ thống đào tạo tín chỉ, tuy nhiên về nội dung và cách vận hành cũng khônghoàn toàn giống nhau.Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trườngchuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ khá sớm, ngay từ năm học 2006-2007 và hiệnđang hoàn thiện dần việc vận hành hệ thống này. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và quản lý tạitrường, tôi có một vài ý kiến trao đổi trong việc vận hành hệ thống đào tạo này.2. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TÍN CHỈ2.1. Triết lý về đào tạo tín chỉ- Nhằm thực hiện sự chuyển đổi “lấy người học làm trung tâm”, bảo đảm sự dân chủ trong giáo dục.Người học có quyền xác định lộ trình học tập, ngành nghề và môn học phù hợp. Tự trang bị cho mìnhkiến thức liên ngành cần thiết để khởi nghiệp sau này.- Chuyển từ giáo dục “tinh hoa” sang giáo dục “đại chúng”, nhằm cung cấp cho xã hội nguồn lực lớncó tri thức cao, nâng cao trình độ dân trí trong nền kinh tế trí thức và hội nhập, bảo đảm phương châm“học tập suốt đời” cho mọi người dân, mọi lúc, mọi nơi. Học những cái cần cho xã hội và bản thân.- Thay đổi phương pháp giảng dạy từ “truyền đạt” thụ động sang giảng dạy tích cực, người học có sựtham gia vào quá trình giảng dạy, không chỉ hiểu vấn đề mà phải nắm được phương pháp giải quyết vấnđề.- Sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của công nghệ thông tin trong hiện tại và tương lai gần sẽ làmthay đổi hoàn toàn cách dạy và học. Rô bốt, trí tuệ nhân tạo sẽ nhanh chóng thay đổi con người trong sảnxuất và tác động tích cực đến việc học và dạy học. Tính cá nhân hóa và tự học của mỗi sinh viên sẽ đượcđề cao, việc cập nhật tri thức liên tục, suốt đời sẽ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục.316Vài nhận xét về đào tạo t n hỉ ở trường Đại họng nghiệp th c ph m TP.HCM2.2. Các đặc trưng cơ bản của đào tạo tín chỉTheo wikipedia, hiện có hơn 60 định nghĩa về tín chỉ với việc nhấn mạnh các mục tiêu khác nhaucủa đào tạo tín chỉ. Một định nghĩa về tín chí được nhiều người biết đến là của học giả người Mỹ gốcTrung Quốc James Quann thuộc đại học Washington (1995) như sau: Tín chỉ học tập là một đại lượng đotoàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm (1) thờigian lên lớp; (2) thời gian trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ởthời khóa biểu; và (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bịbài..., đối với các môn học lý thuyết một tín chỉ là thời giờ lên lớp (với hai giờ chuẩn bị bài) trong mộttuần và kéo dài trong một học kỳ 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm, ít nhất haigiờ trong một tuần (với một giờ chuẩn bị); đối với các môn tự học, ít nhất là 3 giờ làm việc trong mộttuần.Cấu trúc của chương trình đào tạo bao gồm hai khối cơ bản: giáo dục đại cương và giáo dục chuyênmôn. Mỗi khối lại có học phần bắt buộc và tự chọn. Tỷ lệ học phần bắt buộc và tự chọn không giống nhaugiữa các khối, thông thường học phần tự chọn chiếm 10-20% so với học phần bắt buộc.Những đặc điểm chính của hệ thống tín chỉ gồm:- Kiến thức được cấu trúc thành các mô đun tương đối độc lập gọi là học phần.- Sinh viên tích lũy học phần thông qua tín chỉ các học phần (hay mô đun-thường từ 2-4 tín chỉ).- Kiến thức tối thiểu tích lũy cho từng loại văn bằng được quy định cụ thể.- Chương trình đào tạo được mềm dẻo và mở rộng nhờ có học phần bắt buộc và tự chọn trong nhómngành hoặc có thể ngoài ngành. Thời gian học tập cho một khóa học có thể được kéo dài tới 1,5 lần thờigian quy định.- Sinh viên được xếp loại theo điểm trung bình tích lũy bằng các thang điểm số và chữ, dễ hòa nhậpvới các quốc gia có thang điểm khác nhau.- Việc giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm, đánh giá việc học của sinh viên thực hiện theo quátrình với các trọng số khác nhau trong cơ cấu môn học.- Mỗi năm có hai học kỳ chính (15 tuần) và một học kỳ hè (8 tuần).- Đăng ký môn học được thực hiện vào trước khi học kỳ bắt đầu, cho phép sinh viên học thử và đượcquyền rút môn học (được hoàn trả lại học phí) trong 2 tuần đầu cho học kỳ chính.- Có hệ thống giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên.- Cho phép sinh viên tốt nghiệp khi tích lũy đủ tín chỉ quy định mà không cần thực hiện khóa luậntốt nghiệp.- Hệ chính quy và không chính quy chỉ khác nhau về hình thức và thời gian học, nhưng cùng chungmột chương trình.Như vậy, để thực hiện vận hành hệ thống tín chỉ, chúng ta phải đổi mới toàn bộ hệ thống quản lý giáodục trong nhà trường, chủ yếu gồm:- Đổi mới người dạy (nội dung và phương pháp, trình độ và đạo đức giảng viên).- Đổi mới người học (chuyển từ thụ động sang chủ động, từ học để biết sang học để làm, có tinh thầnkhởi nghiệp).- Đổi mới hệ thống các đơn vị chức năng trong trường (từ quản lý sinh viên sang phục vụ sinh viên,quản trị nhà trường).- Đổi mới các ...

Tài liệu được xem nhiều: