Danh mục

Vài nhận xét về tổ chức cộng đồng người Hoa ở Nam Trung bộ (các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.74 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước tại các địa phương Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và kết quả điều tra điền dã; chúng tôi muốn bước đầu nêu lên vài nhận định chung về người Hoa trên một số nét chính yếu về quá trình định cư, về tổ chức cộng đồng ở vùng đất mới trong quá trình cộng cư, hòa nhập vào cộng đồng quốc gia, dân tộc Việt Nam trước năm 1945.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nhận xét về tổ chức cộng đồng người Hoa ở Nam Trung bộ (các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Ðịnh, Phú Yên)TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CỘNG ðỒNG NGƯỜI HOAỞ NAM TRUNG BỘ (CÁC TỈNH QUẢNG NGÃI, BÌNH ðỊNH, PHÚ YÊN)Nguyễn Văn ðăngTrường ðại học Khoa học, ðại học HuếTÓM TẮTDo những yếu tố ñặc thù của quá trình di cư, của các tổ chức cộng ñồng, của các hoạtñộng kinh tế và văn hóa so với vùng khác (Bắc Trung Bộ và Nam Bộ) nên việc nghiên cứu vềngười Hoa ở vùng ñất Nam Trung Bộ chưa ñạt ñược kết quả như mong muốn.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả ñi trước, ñặc biệt là các tác giả tại cácñịa phương Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên và kết quả ñiều tra ñiền dã của bản thân; chúngtôi muốn bước ñầu nêu lên vài nhận ñịnh chung về người Hoa trên một số nét chính yếu về quátrình ñịnh cư, về tổ chức cộng ñồng ở vùng ñất mới trong quá trình cộng cư, hòa nhập vào cộngñồng quốc gia, dân tộc Việt Nam trước năm 1945. Từ ñó góp phần ñịnh hướng cho công cuộcnghiên cứu và phát huy bản lĩnh kinh tế và bản sắc văn hóa của cộng ñồng người Hoa trongtương lai.1. ðặt vấn ñềNgười Hoa với tư cách là một tộc người thiểu số ñặc biệt ñã ñược nhiều ngườinghiên cứu. Vai trò của họ trong các hoạt ñộng kinh tế văn hóa ở một số ñô thị miềnTrung ñã ñược nhiều người quan tâm như ở Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam),Biên Hòa, Bến Nghé (thành phố Hồ Chí Minh), Mỹ Tho (Tiền Giang)… Tuy nhiên, donhững yếu tố ñặc thù của quá trình di cư, của các tổ chức cộng ñồng, của các hoạt ñộngkinh tế và văn hóa so với vùng khác (Bắc Trung Bộ và Nam Bộ) nên việc nghiên cứu vềngười Hoa với tư cách là một cộng ñồng công dân Việt Nam 1 nói chung ở vùng ñấtNam Trung Bộ chưa ñược quan tâm nhiều và chưa ñạt ñược kết quả như mong muốn.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả ñi trước tại các ñịa phương Quảng Ngãi,Bình ðịnh, Phú Yên và kết quả ñiều tra ñiền dã; chúng tôi muốn bước ñầu nêu lên vàinhận ñịnh chung về người Hoa trên một số nét chính yếu về quá trình ñịnh cư, về tổ1Dựa theo quan niệm của GS. Mạc ðường... Khái niệm người Hoa ở ñây ñược xem là một cộng ñồngcông dân (community of citizen) là một nhóm tộc người thiểu số (ethnic group) có nguồn gốc từ mộtquốc gia khác, nhưng ñã góp phần khai phá và phát triển những vùng không gian xã hội của quốc giakhác trong quá trình lịch sử lâu dài và sau này ñã hòa nhập với cư dân quốc gia cư trú hoặc nhận quốctịch của quốc gia cư trú. Xem Mạc ðường (1994), “Người Hoa trong quá trình phát triển ở thành phố HồChí Minh”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.3-12.31chức cộng ñồng ở vùng ñất mới trong quá trình cộng cư, hòa nhập vào cộng ñồng quốcgia, dân tộc Việt Nam trước năm 1945.2. Quá trình ñịnh cư của người Hoa ở các tỉnh Nam Trung Bộ2.1. Về thời ñiểm di cư, nhìn chung, cư dân người Hoa ñến Nam Trung Bộ muộnhơn so với vùng Bắc Trung Bộ. Ở Hội An (Quảng Nam), người Nhật ñến sớm nhất, sauñó người Hoa ñến ñịnh cư bắt ñầu vào cuối thế kỷ XVI ñến ñầu thế kỷ XVII. Còn ởNam Trung Bộ, do tình hình tài liệu hiếm hoi nên việc xác ñịnh thời ñiểm ñịnh cư củangười Hoa ñến các tỉnh chưa thật rõ ràng và chính xác.Ở Quảng Ngãi, có thể nói người Hoa ñịnh cư ở Thu Xà, ñịa ñiểm qui tụ nhiềungười Hoa nhất ở Quảng Ngãi, là vào cuối thế kỷ XVII. Tác giả ðoàn Ngọc Khôi căncứ vào nội dung tờ thị: “thị tỉ phong chức của chúa Nguyễn Phúc Chu cho Trần CôngVinh, giao cho ông này nhiều việc, trong ñó có việc quản lý trông coi dân chánh hộtrong các huyện, tổng, xã, thôn, phường thuộc bản phủ cùng thương nhân người Hoa”[9] viết năm Chính Hòa thứ 12 (1691) ñể suy ñoán người Minh Hương tụ cư khá ñông ởThu Xà trước năm 1691.Ở Bình ðịnh, các tác giả ñều gần như khẳng ñịnh người Hoa ñến ñịnh cư ở ñâyvào ñầu thế kỷ XVII. Tuy nhiên, thời ñiểm chính xác vẫn chưa thống nhất, phần lớn cácnhà nghiên cứu cho ñó là năm 1610, năm mà thuyên buôn Trung Hoa ñã vào cửa ThịNại theo sông Kôn vào khu vực cảng thị Nước Mặn ñể kinh doanh góp phần làm chocảng thị này phồn vinh...ðối với tỉnh Phú Yên, không có cứ liệu ñể xác minh nhưng theo các vị cao niên,người Hoa bắt ñầu ñến ñịnh cư trên ñất Phú Yên là vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Họ ñibằng thuyền buồm, cập bến và ñịnh cư ở vùng ven biển và hạ lưu các sông Mĩ Á (thônAn Phú, huyện Tuy An), Vũng Lấm (xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu) rồi sau ñó dichuyển dần ñến thành phố Tuy Hòa và hầu hết các ñịa phương trong tỉnh. Trong thời kìphát xít Nhật xâm lược Trung Quốc (1937-1945), có một số người Hoa ở Hải Nam,Triều Châu, Phúc Kiến ñến cư ngụ bằng nhiều con ñường khác nhau.2.2. Về nguyên nhân di cư, có hai nguyên nhân cơ bản ñể người Hoa ở miềnðông Nam Trung Quốc (các ñịa phương Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng ðông, HảiNam...) di cư ñến xứ ðàng Trong là lý do chính trị và lý do kinh tế. Phần lớn nhữngngười Hoa di cư là ñể tránh nạn binh ñao, do bất mãn không chịu hợp tác với chínhquyền mới; Bên cạnh ñó, do ñời sống kinh tế, nên người Hoa thường tìm ñến những nơiñã có sẵn kinh tế hàng hóa phát ...

Tài liệu được xem nhiều: