Danh mục

'Vài phút bằng một giờ', chiến lược mới về rèn luyện thân thể

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.11 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vận động thân thể để cải thiện lưu thông khí huyết, giúp cơ, xương chắc khoẻ và tăng cường sức đề kháng là một yêu cầu quan trọng để phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, hiện nay, cuộc sống quá bận rộn dễ khiến nhiều người xao nhãng thói quen rèn luỵện thân thể. Mới đây, một tin vui cho những người bận rộn ít có điều kiện thực hành những bài tập thể dục thông thường đã được phổ biến trên tạp chí the Journal of Applied Physiology. Kết quả một nghiên cứu được tiến hành bởi các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Vài phút bằng một giờ”, chiến lược mới về rèn luyện thân thể “Vài phút bằng một giờ”, chiến lược mới về rèn luyện thân thể Vận động thân thể để cải thiện lưuthông khí huyết, giúp cơ, xương chắckhoẻ và tăng cường sức đề kháng là mộtyêu cầu quan trọng để phòng chống bệnhtật. Tuy nhiên, hiện nay, cuộc sống quábận rộn dễ khiến nhiều người xao nhãngthói quen rèn luỵện thân thể. Mới đây,một tin vui cho những người bận rộn ítcó điều kiện thực hành những bài tập thểdục thông thường đã được phổ biến trêntạp chí the Journal of AppliedPhysiology. Kết quả một nghiên cứu được tiếnhành bởi các nhà khoa học trường Đạihọc Mc Master ở Canada đã cho biếtnhững đợt vận động với cường độ caoxen kẻ nghỉ ngơi kéo dài chỉ vài phútmỗi lần, 3 lần mỗi tuần cũng có hiệuquả cải thiện sức khoẻ cơ, xương tươngđương với những bài tập thể dục thôngthường hàng giờ mỗi ngày[i]. Theo nghiên cứu này, 16 sinh viênđược phân làm 2 nhóm. Nhóm đầu gồm 8sinh viên được tổ chức cho thực hànhnhững đợt vận động mạnh với cường độcao 3 ngày mỗi tuần. Vận động cáchkhoảng kéo dài 30 giây mỗi lần, liên tiếpnhau từ 4 đến 7 lần cho một buổi tập.Giữa những lần 30 giây là những đợt 4phút nghỉ ngơi phục hồi. Nhóm thứ haigồm 8 sinh viên còn lại thực hành nhữngbài tập với cường độ trung bình kéo dàitừ 90 phút đến 120 phút mỗi lần. Tínhchung, trong thời gian 2 tuần thí nghiệm,nhóm đầu đã vận động tất cả 2 giờ rưởibao gồm cả thời gian 4 phút nghỉ ngơigiữa mỗi lần bứt phá, nhóm hai vận độngbình thường với lượng thời gian tổngcộng 10 giờ rưỡi. Sau 2 tuần, kết quả khảo sát cho thấycả 2 nhóm đều đã cải thiện được sứckhoẻ cơ bắp. Đặc biệt những sinh viên ởnhóm đầu đã gia tăng sức chịu đựng củacơ thể từ 26 phút lên 51 phút, hàm lượngchất citrate synthase cũng tăng lên.Citrate synthase là một loại enzym biểuthị khả năng sử dụng oxygen trong cơthể. Tiến sĩ Martin Gibala, người hướngdẫn cuộc nghiên cứu trên đã cho biết“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấynhững đợt vận động mạnh, rất ngắn,cách khoảng nhau là một chiến lượcrèn luyện thân thể hiệu quả. Nó có thểđòi hỏi cao về tính động và cả cường độcủa sự vận động. tuy nhiên là một loạihình phù hợp cho những người bậnrộn.” Vận động cường độ cao được đềcập là bất cứ hình thức vận động bằngtay hoặc chân nào với sức mạnh hoặc độnhanh tối đa phù hợp với sức chịu đựngcủa mỗi người, chẳng hạn chạy nhanh,tung quyền nhanh, kéo tạ. Đối với sức khoẻ tim mạch, tiến sĩMark Rakobowchuk[ii], chuyên nghiêncứu về hiệu quả của liệu pháp vận động,đã cho rằng những đợt vận động nhanh,mạnh và rất ngắn nầy cũng có hiệu quảrất tốt trong việc cải thiện chức năng vàcấu trúc của mạch máu, tăng cường sựcung cấp máu cho các cơ bắp và cả cơtim. Tuy nhiên, riêng đối với nhữngngười đau thắt ngực không ổn định hoặccao huyết áp nghiêm trọng nên bắt đầu từnhững động tác có cường độ nhẹ và trungbình để nâng dần sức chịu đựng của cơthể.

Tài liệu được xem nhiều: