Danh mục

Vài thể hiện của từ ở tiếng Việt so sánh với tiếng Nhật

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.24 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn đến sự thể hiện từ ở (chỉ nơi chốn) so sánh với tiếng Nhật nhằm giúp cho các sinh viên nói tiếng Nhật dễ dàng hơn trong khi học tiếng Việt. Để bảo đảm tính khách quan, đa số các ví dụ dẫn trong bài viết được trích lại từ các giáo trình dạy tiếng Việt và giáo trình dạy tiếng Nhật (sách song ngữ). Mời các bạn cùng xem và tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài thể hiện của từ ở tiếng Việt so sánh với tiếng Nhật VÀI THỂ HIỆN CỦA TỪ “Ở” TIẾNG VIỆT SO SÁNH VỚI TIẾNG NHẬT1 LÊ THỊ MINH HẰNG – NGUYỄN VÂN PHỔ 1. Thường khi học một ngoại ngữ, người ta gặp nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất có lẽ là sự khác biệt về tư duy ngôn ngữ. Không ít sinh viên phương Tây rất sõi tiếng Việt nhưng vẫn lạm dụng những từ đã, đang, sẽ, có… trong khi tạo câu, dấu ấn ngôn ngữ mẹ của họ vẫn thể hiện khá rõ. Có thể nói rằng khi học tiếng Việt, sinh viên mỗi nước có một vấn đề riêng. Theo dõi hàng trăm sinh viên Nhật học tiếng Việt ở các trình độ khác nhau (học tại Việt Nam và Nhật Bản), chúng tôi nhận thấy rằng họ rất dễ dùng sai từ ở, một từ có tần số sử dụng cao của tiếng Việt (tần suất ở trên tất cả các phong cách thể loại là 0,45%)2. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành trắc nghiệm trên 20 sinh viên Nhật đang theo học tại Khoa Việt Nam học thuộc Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn tp.HCM: trong tổng số 680 câu hỏi đưa ra có đến 245 câu trả lời không đúng (bao gồm cả những câu trả lời sai hoặc đúng nhưng sinh viên còn nghi ngờ). Trong phạm vi bài này, chúng tôi muốn bàn đến sự thể hiện từ ở (chỉ nơi chốn) so sánh với tiếng Nhật nhằm giúp cho các sinh viên nói tiếng Nhật dễ dàng hơn trong khi học tiếng Việt. Để bảo đảm tính khách quan, đa số các ví dụ dẫn trong bài viết được trích lại từ các giáo trình dạy tiếng Việt và giáo trình dạy tiếng Nhật (sách song ngữ). 2. Trong tiếng Việt hiện đại, ở là một từ có nhiều chức năng và ý nghĩa khác nhau. Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học miêu tả ở là động từ và kết từ. Với tư cách là kết từ ở có 3 nghĩa: (1) biểu thị nơi, chỗ, khoảng thời gian sự vật / sự việc được nói đến, (2) biểu thị cái hướng của điều vừa được nói đến, (3) biểu thị căn nguyên của điều vừa nói đến (Hoàng Phê chủ biên, 1992, Trung tâm từ điển ngôn ngữ xuất bản, H.). Nguyễn Kim Thản phân chia ý nghĩa của từ ở ra làm hai loại: (1) chỉ nơi tồn tại của sự vật hay nơi tiến hành hành động (Nó làm việc ở nhà máy); (2) chỉ nơi xuất phát của hoạt động (Tôi ở Bến Tre lên). [10/335] Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, các tác giả khái quát ý nghĩa chính của ở là kết từ chính phụ biểu hiện nơi chốn [15/166]. Nguyễn Anh Quế cho là ở biểu thị địa điểm xảy ra hành động [9/154].v.v.. Có thể thấy rằng ở được chú ý vừa như là một động từ vừa như một giới từ biểu hiện nghĩa vị trí; nó có thể tự mình làm vị từ trung tâm hoặc đi sau một vị từ khác. 2.1. Ở đứng trước danh từ chỉ nơi tồn tại của người hay sự vật. Vd(1): Anh có mặt ở công ty đến mấy giờ? 1 2 3 4 5 6 7 Nan ji made, kaisha ni imasu ka? [11/154] 6 7 5 4 3 2 Trong câu trên, động từ imasu đòi hỏi trợ từ3 đánh dấu nơi chốn ni, tương tự như có mặt đòi hỏi ở. Để định vị tồn tại của sự vật, ở cũng được biểu thị bằng từ ni. 1 Bài đã đăng ở tạp chí Ngôn ngữ, số 1/2002, H. Đặng Thái Minh, Nguyễn Vân Phổ. 1996. Từ điển tần số tiếng Việt hiện đại (trên máy tính). Trường ĐHTH tp.HCM. 3 Để chỉ những từ như ni, kara, o… của tiếng Nhật, đa số các sách dạy tiếng gọi là trợ từ, một số sách gọi là tiểu từ hoặc phân từ (particles). 2 1 Vd(2): Ở phi trường có cả ngân hàng, cả nhà hàng. 1 2 3 4 5 Kuukoo ni wa ginko ya, resutoran nado ga arimasu. [11/192] 2 1 4 5 3 Trong các câu trên, ta thấy ni bao giờ cũng đi sau danh từ địa điểm, trong khi đó ở bao giờ cũng đi trước danh từ địa điểm. Trật tự trong tiếng Nhật đảo ngược hoàn toàn so với tiếng Việt: Tiếng Việt: động từ – giới từ (/ kết từ) – danh từ địa điểm Tiếng Nhật: danh từ địa điểm – trợ từ – động từ. Từ ở còn được dùng như một động từ, với nghĩa sống (tại), có (mặt). Trong trường hợp này, tiếng Nhật biểu hiện bằng trợ từ ni và động từ tồn tại aru (cho bất động vật), iru (cho động vật). Vd(3): Yamada sẽ ở Việt Nam 2 năm đấy. 1 2 3 4 Yamada kun wa ni nen kan Betonamu ni iru hazuda ya. [4/24-25] 1 4 3 2 Vd(4): Công ty ấy ở Hibiya. 1 2 3 4 Sono kaisha wa Hibiya ni arimasu. [11/183] 2 1 4 3 Thực ra, trợ từ ni trong tiếng Nhật đã được giới nghiên cứu chú ý từ lâu. Trong quyển English & Japanese in contrast, Susan H. Shinkawa đã viết: ni xuất hiện sau danh từ để chỉ vị trí cùng với động từ chỉ trạng thái tồn tại iru và aru và một vài động từ khác (bao gồm những động từ mà Taylor xếp vào loại những từ kèm (attachment) [14/163]). Nó biểu thị vị trí của vật đang được nói đến hoặc đối tượng hành động trong một câu [14/ 31]. Nó cũng có thể biểu thị “một điểm đến của một hành động” [3/73]. Trợ từ biểu thị vị trí ni có thể xuất hiện với một số động từ dưới đây: iru (tồn tại động vật), aru (tồn tại - vật), neru (ngủ), sumu (dừng lại), oku (để), tsuku (đến), tsutomeru (làm việc), iku (đi), kaku (viết) azukeru (gửi vào), tateru (đứng thẳng), tsukeru (gắn, dán) v.v.. Theo nghĩa này, sự có mặt của ni là do từng loại động từ qui định, chẳng hạn nếu là động từ hành động thì nó sẽ nằm trong quan hệ luân phiên với de. (Xem 2.2.). Trong tiếng Việt, ở còn được dùng kết hợp với các từ chỉ vị trí như trên, dưới, trong, ngoài. Trong tiếng Nhật cũng có các từ tương ứng: ở trên = (no ...

Tài liệu được xem nhiều: