Vai trò của BHTG đối với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của bảo hiểm thế giới đối với sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng ở địa bàn phía Nam
VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ
THỐNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA NAM
Sự phát triển của thị trường tài chính và xu thế tự do hoá tài chính trong quá trình toàn cầu
hoá và khu vực hoá đã làm cho thị trường tài chính thế giới ngày càng gắn kết và phụ thuộc
lẫn nhau. Đi liền với quá trình đó môi trường hoạt động của các định chế tài chính ngày
càng có nhiều rủi ro hơn, đặc biệt đối với thị trường tài chính với những tính chất riêng có
của nó thì việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm tối thiểu hoá rủi ro luôn là yêu cầu
tất yếu đối với sự phát triển của bất cứ thị trường tài chính nào trên thế giới. Bảo hiểm tiền
gửi (BHTG) là một trong các định chế tài chính với mục tiêu chính là bảo vệ người gửi tiền
và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và ổn định nền kinh tế.
Bảo hiểm tiền gửi là một định chế tài chính rất quan trong trong hệ thống tài chính-ngân hàng của
bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới (hoạt động BHTG đã xuất hiện rất sớm và gắn liền với sự phát
triển của thị trường tài chính). BHTG đã góp phần vào quá trình lành mạnh hoá hoạt động của hệ
thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Mô hình của tổ chức BHTG ở các quốc
gia trên thế giới có sự khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng nước, có thể trực thuộc
Chính phủ hoặc Quốc hội, nhưng đều có điểm chung nhất là một tổ chức độc lập; BHTG có thể
hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần với các chức năng chính
như: chi trả BHTG; vai trò như cơ quan quản lý tài chính (hỗ trợ tài chính thông qua tiếp nhận và xử
lý các ngân hàng); mua lại và thu hồi nợ khó đòi (truy cứu trách nhiệm pháp lý liên quan các vụ đổ
bể ngân hàng); xử lý khủng hoảng tài chính… (được quy định trong Luật về BHTG).
Tại Việt Nam tổ chức BHTG với mục tiêu chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người gửi tiền, thúc đẩy quá trình huy động vốn, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD, đảm
bảo sự phát triển an toàn lành mạnh hệ thống ngân hàng. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ của
mình, BHTG đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính quốc gia; đảm bảo cho
hệ thống tài chính phát triển an toàn và bền vững. Sau 8 năm hoạt động BHTG Việt Nam đã phát
huy được vai trò tích cực đối với sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính
nói chung.
Những năm qua, hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía
Nam phát triển rất nhanh đặc biệt là trên địa bàn TP.HCM. Trong quá trình đó, BHTGVN đã có
những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của hệ thống các TCTD như: trong 03 năm (từ năm
2005 đến nay) tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay vốn của hệ thống các TCTD cho nền
kinh tế trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam trung bình tăng trên 20%/năm (Huy động vốn:
2005 đạt 280.890 tỷ, tăng 24,3% so với cuối năm 2004; 2006 đạt 404.924 tỷ, tăng 41,56% so với
cuối năm 2005; 2007 đạt 658.881 tỷ, tăng 59,63% so với cuối năm 2006; đến cuối tháng 5/2008
ước đạt 736.784 tỷ, tăng tăng 7,8% so với cuối năm 2007. Cho vay vốn: năm 2005 đạt 340.052
tỷ, tăng 19,7% so với cuối năm 2004; 2006 đạt 425.227 tỷ, tăng 22,99% so với cuối năm 2005; 2007
đạt 669.296 tỷ, tăng 55,70% so với cuối năm 2006; đến cuối tháng 5/2008 ước đạt 842.682 tỷ, tăng
19,7% so với cuối năm 2007) đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố phía
Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình như cấp mới, cấp đổi và cấp bổ sung Chứng
nhận BHTG; các hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, thu phí, chi trả tiền gửi được bảo hiểm
và thanh lý TCTD bị giải thể, hỗ trợ tài chính, hoạt động thông tin tuyên truyền… BHTGVN đã khẳng
định được vị trí của mình trong việc nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính, góp
phần duy trì sự phát triển bền vững, an toàn của thị trường tài chính quốc gia nói chung và các
TCTD tại các tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng thể hiện trên một số mặt như sau:
(1) Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát đã có nhiều cảnh báo về những rủi ro của
TCTD để họ có biện pháp phòng ngừa; kiến nghị các cơ quan quản lý cũng như đề xuất các biện
pháp xử lý về những vi phạm của TCTD để đảm bảo an toàn đối với TCTD;
(2) Thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm nhanh chóng kịp thời cho người gửi tiền tại các
TCTD khi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả ( trong 8 năm hoạt động BHTGVN đã thực hiện
chi trả cho 35 QTDNDCS với số tiền là gần 18 tỷ đồng của 1465 người gửi tiền, trong đó tại địa
bàn các tỉnh phía Nam là 9 quỹ với tổng số tiền là hơn 10 tỷ đồng của 482 người gửi tiền). Việc chi
trả được tiến hành nhanh gọn, bảo đảm chính xác, an toàn tài sản và quyền lợi chính đáng của
người dân theo đúng quy định của pháp luật đã tạo được niềm tin của nhân dân địa phương, tạo
tâm lý an tâm cho người dân gửi tiền vào TCTD, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội tại các địa phương có QTD bị đổ vỡ;
(3) Thực hiện hỗ trợ tài chính kịp thời cho một số QTDNDCS dưới hình thức cho vay hỗ trợ, giúp
các đơn vị vượt qua khó khăn tạm thời về khả năng chi trả, nhanh chóng trở lại hoạt động bình
thường.
Với những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động của BHTGVN không chỉ góp phần bảo vệ quyền
lợi người gửi tiền, thúc đẩy quá trình huy động vốn, góp phần ổn định hoạt động ngân hàng và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn các tỉnh phía Nam.
Bên cạnh những mặt tích cực cũng như kết quả đã đạt được thì hoạt động của tổ chức BHTG cũng
còn có những khó khăn bất cập làm hạn chế đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN
cụ thể như:
Thứ nhất, văn bản pháp lý điều chỉnh lĩnh vực hoạt động BHTG mới chỉ dừng lại ở mức
Nghị định trong khi hầu hết những lĩnh vực về hoạt động tài chính – ngân hàng đều đã có Luật điều
chỉnh do đó chưa đảm bảo tính đồng bộ tron ...