Danh mục

Vai trò của các khu vực kinh tế đối với tăng năng suất lao động của Việt Nam

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khoảng cách lớn về năng suất lao động (NSLĐ) giữa các khu vực lớn của nền kinh tế và giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực là thực tế cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế chỉ có tác động mạnh đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể trong khoảng thời gian trước năm 2005.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của các khu vực kinh tế đối với tăng năng suất lao động của Việt NamVAI TRÕ CỦA CÁC KHU VỰC KINH TẾ ĐỐI VỚI TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Khoảng cách lớn về năng suất lao động (NSLĐ) giữa các khu vực lớn củanền kinh tế và giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực là thực tế cơ bảncủa nền kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2001-2015, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng NSLĐtoàn nền kinh tế. Hai khu vực kinh tế còn lại đều có đóng góp quan trọng chotăng trưởng NSLĐ tổng thể, tuy nhiên, tầm quan trọng của từng khu vực thay đổitheo từng thời kỳ. Nhìn chung trong giai đoạn 2001-2015, gia tăng NSLĐ trongnội bộ khu vực kinh tế trong nước, chủ yếu của khu vực kinh tế ngoài nhà nước,là nguồn chính khẳng định vai trò đóng góp của khu vực kinh tế trong nước chotăng trưởng NSLĐ toàn nền kinh tế. Dòng lao động dịch chuyển từ khu vực kinhtế trong nước, nhất là từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mức NSLĐ thấpsang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức NSLĐ cao hơn là thành phần lớnnhất khẳng định vai trò đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàiđối với tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu lao động giữacác khu vực kinh tế chỉ có tác động mạnh đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể trongkhoảng thời gian trước năm 2005. Kể từ năm 2005 trở lại đây, việc dịch chuyểnlao động từ khu vực có năng suất thấp sang các khu vực có năng suất cao vàsang các khu vực có năng suất đang tăng lên là không nhiều, tăng trưởng NSLĐtoàn nền kinh tế chủ yếu được giải thích bởi sự gia tăng NSLĐ của các khu vựckinh tế. Từ khóa: tăng trưởng năng suất lao động, kinh tế nhà nước, kinh tế ngoàinhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1. Giới thiệu Theo hình thức sở hữu, nền kinh tế Việt Nam được chia thành ba thànhphần: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước bao gồm: kinh tế tập thể, kinhtế tư nhân và kinh tế cá thể. 403 Kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhànước ta đã nhận thức được vị trí, vai trò của các khu vực kinh tế trong chính sáchphát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Trong những năm qua, Đảng ta luôn thểhiện quan điểm nhất quán đối với thành phần kinh tế nhà nước, đó là kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được coi là một bộ phận quantrọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, được khuyến khích phát triển,và bình đ ng với các thành phần khác. Khu vực kinh tế tư nhân từ chỗ chỉ đượcthừa nhận và cho phép tồn tại trong nền kinh tế nhiều thành phần (Đại hội VI củaĐảng năm 1986) thì đến nay phát triển kinh tế tư nhân được coi là một động lựcquan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nghị quyếtHội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII năm 2017).Đây là một bước tiến lớn về mặt nhận thức về khu vực kinh tế tư nhân, và vai tròcủa kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được coi trọng. Sự chuyển biến trong nhận thức đã được thể chế hóa bằng pháp luật củaNhà nước nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và cáckhu vực kinh tế khác trong toàn nền kinh tế. Năm 1990, Luật Công ty và LuậtDoanh nghiệp Tư nhân được ban hành thể hiện sự thừa nhận của Nhà nước vềmặt pháp lý quyền hoạt động của khu vực tư nhân trong nước trong một số lĩnhvực. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp với tư duy đột phá về quyền tự do kinhdoanh của người dân, xóa bỏ các rào cản thành lập doanh nghiệp trở thành cộtmốc đánh dấu sự phát triển có tính bước ngoặt của khu vực kinh tế tư nhân. LuậtDoanh nghiệp 1999 đã được sửa đổi năm 2005 và thay thế bằng Luật Doanhnghiệp năm 2014, được coi là một bước đột phá mới về thể chế nhằm tiếp tụctháo gỡ những hạn chế, bất cập về quy định đầu tư, kinh doanh, thành lập doanhnghiệp, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư được tự dokinh doanh, đầu tư các lĩnh vực mà pháp luật không cấm theo đúng tinh thầnHiến pháp 2013. Bên cạnh đó, khung pháp luật (Luật Dân sự, Luật Đất đai, LuậtNgân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại...) vàcơ chế chính sách (hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ mởrộng thị trường, đào tạo, phát triển khoa học công nghệ...) thúc đẩy sự phát triểncủa các khu vực kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng đã đượcban hành và liên tục được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trong từng thời kỳ. Vớisự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và xã hội trong thời gian qua, các khu vựckinh tế ở nước ta đã có những bước phát triển nhất định, ngày càng kh ng định404rõ vị trí, vai trò của mình và có những đóng góp quan trọng vào những thànhtựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ởViệt Nam. Những thành công mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua là kết quảcủa quá trình đóng góp bền bỉ của ba khu vực lớn trong nền kinh tế. Năm 2000,khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp 49% GDP cả nước, khu vực kinh tếnhà nước đóng góp 37%, và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp14%. Năm 2015, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn có đóng góp lớn nhất(chiếm 43% GDP), khu vực kinh tế nhà nước vẫn đứng ở vị trí thứ hai trongphần đóng góp vào GDP nhưng tỷ trọng đã giảm xuống còn 28%, và khu vựckinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã nâng tỷ trọng đóng góp vào GDP lên 17%.Trong cả giai đoạn 2000-2015, so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinhtế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn đóng vai tròchủ đạo trong đón ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: