Danh mục

Vai trò của Cao Thắng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang cho cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh (1888-1896)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vai trò của Cao Thắng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang cho cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh (1888-1896) trình bày: Những đóng góp hết sức quan trọng của vị tướng trẻ tuổi Cao Thắng (trong việc xây dựng lực lượng vũ trang) đối với cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh nói riêng và phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của dân tộc ta nói chung nửa sau thể kỷ XIX,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của Cao Thắng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang cho cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh (1888-1896)VAI TRÒ CỦA CAO THẮNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨTRANG CHO CUỘC KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH (1888-1896)NGUYỄN TẤT THẮNGTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Bài viết nêu lên những đóng góp hết sức quan trọng của vị tướngtrẻ tuổi Cao Thắng (trong việc xây dựng lực lượng vũ trang) đối với cuộckhởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh nói riêng và phong trào yêu nước chốngthực dân Pháp của dân tộc ta nói chung nửa sau thể kỷ XIX. Nhờ lực lượngvũ trang được xây dựng tốt mà cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã phát triểnmạnh, kéo dài hơn 10 năm và trở thành đỉnh cao của phong trào Cần Vươngchống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX.Để đảm bảo thắng lợi cho một cuộc khởi nghĩa chống lại kẻ thù xâm lược nhất là một kẻthù vừa mạnh về quân sự, thâm hiểm, độc ác về thủ đoạn tiến hành và có nhiều kinhnghiệm xâm lược thuộc địa như thực dân Pháp thì ngoài căn cứ địa vững chắc, nghĩaquân Hương Khê cần phải nhanh chóng tổ chức xây dựng lực lượng, tích trữ lươngthực, thực phẩm và tiến hành chế tạo vũ khí và các thứ quân trang, quân dụng khác.Nhận rõ được vấn đề này, trước khi ra Bắc theo mệnh vua, Cụ Phan đã chỉ đạo cho CaoThắng - vị tướng thân cận và tài năng của mình tổ chức chiêu tập lực lượng, luyện tậpchiến đấu cho nghĩa quân, tích cực tích trữ lương thực, đặc biệt là tiến hành sản xuất vũkhí chiến đấu. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào phân tích vai trò của CaoThắng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang.Về lực lượng vũ trang, ngay từ khi phất cờ khởi nghĩa, nhờ uy tín, tài năng và đức độcủa mình, Phan Đình Phùng đã nhanh chóng thu hút được một lực lượng nghĩa binhtham gia khá đông đảo. Không chỉ đồng bào ở địa phương tham gia mà nhiều nghĩabinh dầu ở xa song nghe tiếng cụ vẫn tìm mọi cách tìm tới xin gia nhập lực lượng củanghĩa quân. Năm 1885 Cao Thắng đã tự nguyện mang theo lực lượng của mình để cùngtham gia chống Pháp với cụ Phan. Với tài năng vượt trội, Cao Thắng được cụ Phan hếtlòng tin cậy và trở thành một trong những người lãnh đạo trụ cột của phong trào. Nếucụ Phan là người lãnh đạo có uy tín lớn, thì Cao Thắng là người tổ chức và chiến đấucó tài, làm cho mọi người khâm phục” [1, 24]. Công lao của Cao Thắng trong nhữngngày đầu cuộc khởi nghĩa thật to lớn. Sau Cao Thắng, Lê Ninh - người đầu tiên xướngnghĩa tiên thanh theo chiếu Cần Vương tổ chức lực lượng đánh giặc trên đất Hà Tĩnh,sau khi hạ được tỉnh thành cũng tự nguyện đưa quân về cùng chiến đấu với cụ Phan.Ngoài Cao Thắng, Lê Ninh, hai anh em Nguyễn Trạch, Nguyễn Chanh (người Can Lộc- Hà Tĩnh), vốn xuất thân từ một gia đình lao động nghèo khổ, cũng là những người cócông lao lớn. Hai người ngay từ đầu đã hăng hái tham gia phong trào Cần Vương.Năm 1890 hai ông lập mưu trá hàng địch, giết một số lính tập và cướp súng, rồi kéo vềxin ra nhập hàng ngũ nghĩa quân của cụ Phan [2, 99]. Từ đó hai ông trở thành nhữngngười chỉ huy có tài, được nghĩa quân hết lòng mến phục.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 93-9794NGUYỄN TẤT THẮNGDưới quyền lãnh đạo của cụ Phan còn có các tướng như Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong,Phan Đình Can, Đề Đạt, Cao Đạn... là những người có tinh thần chiến đấu dũng cảm,hết lòng trung thành với sự nghiệp kháng chiến. Với bộ chỉ huy này, Cao Thắng đã cómột chỗ dựa vững chắc để chiêu tập nghĩa binh và tiến hành tổ chức luyện tập, rènluyện kỹ thuật tác chiến và thiết lập kỷ luật quân ngũ.Với khả năng hiếm có của mình, lại được sự hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả của các vịchỉ huy khác, Cao Thắng đã nhanh chóng tập hợp được một lực lượng quân đội hùnghậu. Cho đến lúc cụ Phan từ Bắc trở về thì lực lượng nhỏ bé trước đây đã phát triển hơntrước rất nhiều khiến cụ cũng phải kinh ngạc. Từ vài trăm quân ô hợp, quân số bây giờcủa nghĩa quân Hương Khê đã lên tới hơn 1000 người được rèn luyện tương đối chínhquy. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Cao Thắng vẫn chưa ra ngoài hai huyện Đức Thọ vàHương Sơn. Trong lúc đó những cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở Nghệ Tĩnh đang bị thực dânPháp uy hiếp và đã quy tụ dần lại xung quanh những sĩ phu có danh vọng hay nhữngtướng lĩnh nông dân có kinh nghiệm chiến đấu.Ở Thanh Hoá, sau khi khởi nghĩa Ba Đình ta rã (1887), Tống Duy Tân và Cầm BáThước cố gắng duy trì phong trào và đang muốn bắt liên lạc với Phan Đình Phùng. ỞNghệ An, Nguyễn Xuân Ôn bị giặc bắt (1887), phong trào dần lắng xuống. Ở QuảngBình sau khi Nguyễn Phạm Tuân và Lê Trực thất bại, phong trào đã dần dần phục hồilại dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thụ và Nguyễn Bí. Ở Hà Tĩnh, ngoài Cao Thắng, lúcnày còn có những đội quân của Nguyễn Huy Thuận ở Thạch Hà, Nguyễn Chanh vàNguyễn Trạch ở Can Lộc, Hoàng Bá Xuyên ở Cẩm Xuyên, Võ Phát ở Kỳ Anh... nhữngđội quân này trong quá trình chiến đấu đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng nếu cứ phân tánthì có nguy cơ bị tiêu diệt. Thống nhất lực lượng dưới một sự chỉ đạo chung để tăngcường lực lượng chiến đấu, đó chính là một yêu cầu cấp thiết không riêng gì của nghĩaquân Hà Tĩnh mà còn của cả bốn tỉnh bấy giờ. Nhận rõ điều đó, Cao Thắng đã pháingười ra Bắc đón cụ Phan về để đảm nhiệm phong trào chung.Căn cứ vào tình hình cụ thể chủ yếu của Hà Tĩnh hồi đó, có kết hợp trong một chừngmực nhất định với tình hình các tỉnh lân cận, cụ Phan chia tất cả thành 15 quân thứ,trong đó riêng Hà Tĩnh có 10 quân thứ:- Khê Thứ : đóng ở huyện Hương Khê, do Nguyễn Thoại chỉ huy- Can Thứ: đóng ở Can Lộc, do Nguyễn Duy Trạch và Nguyễn Duy Chanh chỉ huy- Lai Thứ đóng ở tổng Lai Trạch, do Phan Đình Chính chỉ huy- Hương Thứ: đóng ở huyện Hương Sơn, do Nguyễn Huy Giao chỉ huy- Nghi Thứ: đóng ở huyện Nghi Xuân, do Ngô Quảng chỉ huy- Lễ Thứ: đóng ở làng Trung Lễ - Đức Thọ, do Nguyễn Cấp chỉ huy- Cẩm Thứ: đóng ở huyện Cẩm Xuyên, do Trần Cấp chỉ huy- Thạch Thứ: đóng ở huyện Thạch Hà, do Nguyễn Thuận chỉ huy- Kỳ Thứ: đóng ở huyện Kỳ Anh, do Võ Phát và Nguyễn Đắc Tiến chỉ huyVAI T ...

Tài liệu được xem nhiều: