Danh mục

Vai trò của cố vấn học tập đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục mầm non

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 313.09 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vai trò của cố vấn học tập đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục mầm non phân tích vai trò của cố vấn học tập trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho inh viên ngành Giáo dục mầm non, một nhiệm vụ không thể thiếu trong mục tiêu đào tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của cố vấn học tập đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục mầm non VAI TRÕ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON Trần Ngọc Hồng1, Trần Thị Sâm21. Đặt vấn đề Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục & Đào tạo, các trường ĐH, CĐ hiện nayđang triển khai đào tạo học chế theo tín chỉ. Mô hình đào tạo theo niên chế trước đâyvới tổ chức lớp học chặt chẽ theo một chương trình thống nhất được thay thế bằngchương trình đào tạo linh hoạt và đa dạng phụ thuộc vào khả năng và sự lựa chọn củaSV. Giáo viên chủ nhiệm lớp trước đây được thay thế bởi đội ngũ cố vấn học tập(CVHT) nhằm giúp SV thực hiện quyền tự chủ của mình trong học tập. Theo TSNguyễn Văn Vân, CVHT chiếm vai trò quan trọng trong đào tạo theo học chế tín chỉthông qua hoạt động tư vấn, trợ giúp, theo dõi và định hướng cho SV trong việc xâydựng chương trình học tập. CVHT được xem là một bộ phận không thể tách rời vàđảm bảo cho “cỗ máy” học chế tín chỉ vận hành hiệu quả, thông suốt. Với nhiệm vụvà chức năng như vậy, CVHT có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và rèn luyệncủa SV hiện nay. Bài viết này phân tích vai trò của CVHT trong công tác giáo dụcđạo đức nghề nghiệp cho SV ngành Giáo dục mầm non, một nhiệm vụ không thểthiếu trong mục tiêu đào tạo.2. Ý nghĩa và đặc điểm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành giáo dụcmầm non trong quá trình đào tạo Đạo đức nghề nghiệp là một hình thái ý thức xã hội, ra đời cùng với sự phát triểncủa một nghề nhất định của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống nhữngchuẩn mực giá trị đạo đức xã hội nhưng phù hợp với đặc điểm của mỗi loại nghề,phản ánh bộ mặt nhân cách của người lao động và đạo đức nghề nghiệp trở thànhđộng lực phát triển nhân cách, phát triển các năng lực chung và năng lực nghề nghiệp,làm tăng năng xuất và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp. Do tính chất đặc thù của công việc, GVMN có lẽ vất vả hơn ở một số điểm sovới những GV ở các cấp học khác, ví dụ như phải đón trẻ trước giờ đi làm của bố mẹvà trả trẻ sau giờ đi làm; thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc như: vừa giáo dục, dạydỗ, chăm sóc, vệ sinh, ăn uống, trông nom, vui chơi,… cùng trẻ trong suốt thời gian ởtrường từ sáng đến chiều. Do đó, bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn, GVMN1 Trường Đại học Phú Yên2 Trường Đại học Phú Yên 32rất cần đức tính kiên nhẫn, chịu khó, yêu thương và tôn trọng trẻ con thật sự. Điềunày thật không đơn giản để có ngay đối với SV trẻ mới vào trường. Do đó định hướngvà giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho GVMN là một yêu cầu rất quan trọng trongcông tác đào tạo GVMN. Đạo đức nghề giáo viên mầm non (GVMN) quy định tại Chuẩn nghề nghiệpgiáo viên mầm non gồm những tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể, đây cũng là cơ sở để cáctrường CĐ, ĐH đào tạo GVMN lựa chọn những nội dung và phương pháp để đào tạoGVMN đáp ứng yêu cầu của Chuẩn. Một số nội dung cụ thể cần được quan tâm đểgiáo dục SV trong quá trình đào tạo đặc biệt là thời gian thực hành và thực tập sưphạm như sau: - Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệmvụ; - Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp, nghiệpdân tín nhiệm và trẻ yêu quý; - Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ; - Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ được phân công; - Đoàn kết với mọi thành viên trong trường; có tinh thần hợp tác với đồngnghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; - Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cha mẹ trẻ em; - Chăm sóc, giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm củamột nhà giáo. - Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn,nghiệp vụ, khoẻ mạnh và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ; - Tham gia các hoạt động xây dựng bảo vệ quê hương đất nước góp phần pháttriển đời sống kinh tế, văn hoá, cộng đồng.3. Vai trò của CVHT trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV ngành giáodục mầm non 3.1. Quản lý danh sách lớp, thông tin cá nhân sinh viên, tham gia đánh giá kết quả rèn luyện Tham gia công tác quản lý SV nên CVHT là người nắm thông tin cá nhân SVcũng như tâm tư nguyên vọng của các em. CVHT cũng là người quản lý, theo dõi SVthông qua ban cán sự lớp và trực tiếp SV. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu về biểuhiện lệch lạc trong đạo đức nói chung hay đạo đức nghề nghiệp nói riêng, CVHT sẽkịp thời giúp đỡ điều chỉnh hoặc dựa vào tập thể nhóm, lớp giúp đỡ các SV này hoà 33nhập vào phong trào học tập và rèn luyện chung để trở thành những GVMN có chấtlượng sau này. Hiện nay với sự tiện ích của công nghệ thông tin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: