Danh mục

Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 365.81 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm phân tích thực trạng về chất lượng lao động của các doanh nghiệp và hợp tác xã (DN-HTX) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đồng thời phân tích vai trò của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp ở Việt NamKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo* TS. Phùng Minh Đức** ThS. Ngô Thu Hằng*** TÓM TẮT Bài viết này nhằm phân tích thực trạng về chất lượng lao động của các doanhnghiệp và hợp tác xã (DN-HTX) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đồngthời phân tích vai trò của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệuquả hoạt động của các DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam. Các phương pháp nghiêncứu được sử dụng trong bài viết bao gồm phương pháp phân tích thống kê và phươngpháp kinh tế lượng, với số liệu được tổng hợp từ điều tra Doanh nghiệp trong giaiđoạn 2014 - 2016. Kết quả từ các phương pháp phân tích định lượng cho thấy, cácDN-HTX nông nghiệp có sự thiếu hụt đáng kể so với các doanh nghiệp sản xuất khácvề trình độ chuyên môn của lao động cũng như của chủ doanh nghiệp. Thêm vào đó,nghiên cứu cũng cho thấy bằng chứng về tác động tích cực từ sự đầu tư nguồn lực tàichính vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động củacác DN-HTX nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Nông nghiệp, doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp, đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực. 1. Giới thiệu Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạtđộng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trước đây chủ yếu được tiến hành tại các hộ giađình với quy mô nhỏ, sản xuất các loại cây truyền thống như lúa gạo và hoa màu vớinăng suất thấp. Để thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn đã có nhiều biện pháp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnhvực sản xuất nông nghiệp. Tính đến năm 2017, cả nước có khoảng 4.500 doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệpquy mô nhỏ và vừa. Sự có mặt của nhóm DN-HTX nông nghiệp trên toàn quốc đượcxem là sự khởi đầu tích cực cho thời kỳ sản xuất hàng hóa của ngành nông nghiệp.* Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân**Khoa Toán Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân***Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi, Viện Khoa học Thủylợi Việt Nam80 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘITrước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên các thị trường trong và ngoài nước thì việcphát triển một đội ngũ các DN-HTX nông nghiệp hùng mạnh là rất cần thiết để quađó góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù đã được hình thành và phát triển, song nhóm các DN-HTX nông nghiệpở Việt Nam hiện có số lượng khá khiêm tốn. Thêm vào đó, công nghệ sản xuất ở cácdoanh nghiệp này còn khá lạc hậu, trong khi trình độ chuyên môn của lao động nhìnchung không cao. Tính đến năm 2016, có tới 37,69% lao động hoạt động trong cácDN-HTX nông nghiệp chưa qua đào tạo, cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệpsản xuất trong các lĩnh vực khác. Về trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp, tỷ lệchủ doanh nghiệp có trình độ từ đại học trở lên của các DN-HTX nông nghiệp chỉ đạtmức 28,12%, thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vựckhác. Sự thiếu hụt về trình độ lao động có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tìnhtrạng sản xuất đạt hiệu quả thấp, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của các sản phẩm củacác DN-HTX nông nghiệp. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã cho thấy vai trò tích cực của công tácđào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệptrong hầu hết các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Chẳng hạn, nghiên cứu của Noorvà cộng sự (2014) cho thấy, mức chi phí cho các hoạt động đào tạo hàng năm có tácđộng tích cực và đáng kể đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ởMalaysia. Tương tự như vậy, Aw và Batra (1998) cũng tìm thấy bằng chứng về tácđộng tích cực của các khoản đầu tư cho đào tạo lao động đến hiệu quả kỹ thuật củacác doanh nghiệp thuộc Đài Loan. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghivà Mai Văn Nam (2011) cho thấy, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp là nhân tốcó tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp vừavà nhỏ ở Thành phố Cần Thơ. Tương tự, nghiên cứu của Phùng Minh Đức và PhạmVăn Nghĩa (2019) cũng tìm thấy bằng chứng khẳng định ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: