Danh mục

Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.22 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 6,500 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo luận văn - đề án vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế., luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đề bài: Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triểndoanh nghiệp và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Có thể vận dụng lý thuyết nào để tăng cường hoạt động đầu tưtrong nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia. Để thựchiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách vànhững bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên dù là quốc gia nàocũng phải trả lời câu hỏi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế ở đâu vàcách thức để huy động những nguồn lực ấy như thế nào?. Thật vậy, trong xuthế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, muốn tồn tại và phát triển được mỗinền kinh tế đều phải phát huy nội lực trong nước kết hợp với các nguồn lựcbên ngoài. Thực tiễn 15 năm đổi mới kinh tế ở Việt Nam cho thấy hoạt độngđầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài luôn phải song hành và hoạt động vìmục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 1. Vai trò của đ ầu tư đ ối với sự hình thành và phát triển doanhnghiệp Đầu tư là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năngtăng trưởng c ủa doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốndài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiệnnhững mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này được thực hiện tập trung thôngqua việc thực hiện các dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với cácmục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mongmuốn. Nội dung của dự án đầu tư được thể hiện trong luận chứng kinh tế –kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thịtrường, môi trường kinh tế – kỹ thuật và môi trường pháp lý, về tình hình tàichính… Để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanhnghiệp cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án đầu tư.Nếu không có những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp sẽkhông thể tồn tại và phát triển được, đặc biệt là trong môi tr ường cạnh tranhkhốc liệt hiện nay. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường đòihỏi phải nghiên cứu kỹ thị trường và có những hoạt động đầu tư thích hợpnhằm gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Tuỳ theo mục đích của mỗi doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩmmới, kéo dài tuổi thọ sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi cho sản phẩmhiện có mà có thể phân loại đầu tư doanh nghiệp theo những tiêu thức khácnhau. Theo cơ cấu tài sản đầu tư có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệpthành: Đầu tư tài sản cố định, đây là các hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cảitạo, mở rộng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố địnhthường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt làdoanh nghiệp sản xuất. Loại đầu tư này bao gồm: đầu tư xây lắp; đầu tư muasắm máy móc thiết bị, đầu tư tài sản cố định khác. Đầu tư tài sản lưu động, đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tàisản lưu động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp được tiến hành bình thường. Nhu cầu đầu tư vào tài sảnlưu động phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh; vàonhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản tài chính, các doanh nghiệp có thể mua cổ phiếu, tráiphiếu, hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Hoạtđộng tài chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho cácdoanh nghiệp. Đầu tư theo cơ cấu tài sản đầu tư giúp cho các doanh nghiệp xây dựngđược một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hoá đầu tư, tận dụng đượcnăng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạtđộng đầu tư. Có thể căn cứ vào mục đích đầu tư có thể phân loại đầu tư ra thành:đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư nâng caochất lượng sản phẩm, đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…Hoạtđộng đầu tư phân theo mục đích đầu tư có vai trò định hướng cho các nhàquản trị doanh nghiệp xác định hướng đầu tư và kiểm soát được tình hìnhđầu tư theo những mục tiêu đã chọn. Như vậy, có thể nói hoạt động đầu tư là một trong những quyết địnhcó ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dàihạn, có tác động lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Những sai lầm trong việc dự toán vốn đầu tư có thể dẫn đến tình trạng lãngphí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Hoạtđộng đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triểncủa doanh nghiệp đòi hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán và cânnhắc kỹ lưỡng. 2. Vai trò của đầu tư đối với sự tăng trư ởng của nền kinh tế Hoạt động đầu tư trên phương diện vĩ mô một nền kinh tế bao gồmhoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư nước ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: