Vai trò của già làng, người có uy tín: Những điểm tương đồng, khác biệt và mô hình kết hợp thiết chế xã hội
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 313.91 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu về những điểm tương đồng và khác biệt trong vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số mô hình kết hợp các chức danh nhằm giảm thiểu vị trí, số người làm công tác quản lý, tổ chức hoạt động ở thôn làng nhưng vẫn giữ được vai trò, vị trí của họ đối với đời sống người dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của già làng, người có uy tín: Những điểm tương đồng, khác biệt và mô hình kết hợp thiết chế xã hội TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 169 VAI TRÒ CỦA GIÀ LÀNG, NGƯỜI CÓ UY TÍN: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VÀ MÔ HÌNH KẾT HỢP THIẾT CHẾ XÃ HỘI Nguyễn Văn Thắng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về những điểm tương đồng và khác biệt trong vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số mô hình kết hợp các chức danh nhằm giảm thiểu vị trí, số người làm công tác quản lý, tổ chức hoạt động ở thôn làng nhưng vẫn giữ được vai trò, vị trí của họ đối với đời sống người dân. Từ khóa: Già làng; Người có uy tín; Nét tương đồng, khác biệt. Nhận bài ngày 18.9.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.10.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Thắng; Email: nvthang@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương là chủ đề đã được các nhà khoa học bàn luận, nghiên cứu nhiều, song, cho nó vẫn là chủ đề được quan tâm lớn trước bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện việc tinh giảm biên chế, sắp xếp lại các chức danh, tổ chức xã hội,… nhằm tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phần việc được giao. Về cơ bản, già làng là một chức danh xã hội phi quan phương và không nhận phụ cấp, lương bổng từ Nhà nước, còn người có uy tín là một chức danh được hình thành, tổ chức, hoạt động theo chỉ đạo của cấp trên, được quyền lợi theo các quyết định của Chính phủ và Tỉnh, nói một cách khác, đây chính là cánh tay nối dài của cấp chính quyền cơ sở ở đơn vị thôn, làng, ấp,… Vậy, trong thực tiễn hoạt động vai trò của già làng và người có uy tín có gì tương đồng và khác biệt với nhau không ? có chồng chéo chức năng, nhiệm vụ (truyền thống và hiện tại) khi cùng là người lĩnh xướng, đứng đầu các phần việc ở địa phương ?. Có hay không việc có thể kết hợp các chức danh xã hội truyền thống (già làng) với chức danh mới (người có uy tín) nhằm giảm thiểu vị trí mà vẫn giữ được những giá trị, vai trò vốn có của họ trong đời sống cộng đồng. Đây đang là bài toán khó đặt ra đối với các cấp chính quyền hiện nay trước bối cảnh chủ trương tinh giảm biên chế, giảm thiểu những vị trí trung gian có vai trò, chức năng, nhiệm vụ giống nhau, chồng chéo nhau. 170 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Đặc biệt, việc tổ chức mô hình kết hợp như thế nào đối với các chức danh tổ chức xã hội quan phương và phi quan phương ở thôn làng các dân tộc thiểu số, việc kết hợp nhằm giảm thiểu vị trí mà không gây băn khoăn, mâu thuẫn, xung đột giữa chức năng, nhiệm vụ, cách tiếp cận và đạt được sự đồng thuận của cộng đồng đối với các thiết chế này – thiết chế bao hàm cả cái truyền thống và cái hiện đại. Đây là vấn đề lý thú trong nghiên cứu nhân học ở Việt Nam nhưng chưa nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả, các nhà quản lý của nước ta. Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng đi từ thực tiễn vị trí, vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương để xem xét, nghiên cứu sự giống và khác nhau giữa họ và chỉ ra những nét tương đồng có thể kết hợp hai thiết chế xã hội này, hoặc giả, có thể xem xét các chức danh xã hội quan phương khác nhằm kết hợp nó với chức danh xã hội truyền thống để giảm thiểu vị trí xã hội mà lượng công việc vẫn được đảm bảo, vấn đề triển khai công việc. Qua đó, đưa ra một số mô hình kết hợp giữa thiết chế xã hội truyền thống (già làng) với các chức danh xã hội mới (người có uy tín, trưởng thôn, bí thư, tổ trưởng hòa giải,…) đóng góp chung vào sự phát triển xã hội ở các địa phương. 2. NỘI DUNG 2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa già làng và người có uy tín Để xác định được những tương đồng và khác biệt của hai chức danh này, một mặt chúng ta cần thiết đi từ thực tiễn nghiên cứu của vấn đề, mặt khác cần đối chiếu vai trò, vị trí của nó trong từng bối cảnh cụ thể, tiêu chí cụ thể để nhìn nhận. Ở đây, với 12 tiêu chí do chúng tôi đưa ra để xem xét vấn đề đang quan tâm có thể xem là chưa đầy đủ nhưng nó đã khắc họa cơ bản chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh này. Về tổng thể có thể thấy, những điểm tương đồng mang tính bao quát, trùm lên trên những điểm khác biệt, những điểm khác biệt năm ở những khía cạnh nhỏ của vấn đề, đôi khi trong thực tiễn, những khác biệt này rất khó nhìn nhận, đưa ra đánh giá nếu như không đi sâu nghiên cứu, tìm tòi. Nhìn vào bảng 1 chúng ta thấy, thực tế có rất nhiều điểm mặc dù được xem là khác biệt giữa hai thiết chế này những rõ ràng, nó đang có sự trùng lặp, song hành, tương hỗ nhau rất lớn trong công việc và tổ chức thực hiện công việc. Chẳng hạn: ở tiêu chí 2 về ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của già làng, người có uy tín: Những điểm tương đồng, khác biệt và mô hình kết hợp thiết chế xã hội TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 169 VAI TRÒ CỦA GIÀ LÀNG, NGƯỜI CÓ UY TÍN: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT VÀ MÔ HÌNH KẾT HỢP THIẾT CHẾ XÃ HỘI Nguyễn Văn Thắng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về những điểm tương đồng và khác biệt trong vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số mô hình kết hợp các chức danh nhằm giảm thiểu vị trí, số người làm công tác quản lý, tổ chức hoạt động ở thôn làng nhưng vẫn giữ được vai trò, vị trí của họ đối với đời sống người dân. Từ khóa: Già làng; Người có uy tín; Nét tương đồng, khác biệt. Nhận bài ngày 18.9.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.10.2018 Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Thắng; Email: nvthang@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương là chủ đề đã được các nhà khoa học bàn luận, nghiên cứu nhiều, song, cho nó vẫn là chủ đề được quan tâm lớn trước bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện việc tinh giảm biên chế, sắp xếp lại các chức danh, tổ chức xã hội,… nhằm tinh gọn bộ máy quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phần việc được giao. Về cơ bản, già làng là một chức danh xã hội phi quan phương và không nhận phụ cấp, lương bổng từ Nhà nước, còn người có uy tín là một chức danh được hình thành, tổ chức, hoạt động theo chỉ đạo của cấp trên, được quyền lợi theo các quyết định của Chính phủ và Tỉnh, nói một cách khác, đây chính là cánh tay nối dài của cấp chính quyền cơ sở ở đơn vị thôn, làng, ấp,… Vậy, trong thực tiễn hoạt động vai trò của già làng và người có uy tín có gì tương đồng và khác biệt với nhau không ? có chồng chéo chức năng, nhiệm vụ (truyền thống và hiện tại) khi cùng là người lĩnh xướng, đứng đầu các phần việc ở địa phương ?. Có hay không việc có thể kết hợp các chức danh xã hội truyền thống (già làng) với chức danh mới (người có uy tín) nhằm giảm thiểu vị trí mà vẫn giữ được những giá trị, vai trò vốn có của họ trong đời sống cộng đồng. Đây đang là bài toán khó đặt ra đối với các cấp chính quyền hiện nay trước bối cảnh chủ trương tinh giảm biên chế, giảm thiểu những vị trí trung gian có vai trò, chức năng, nhiệm vụ giống nhau, chồng chéo nhau. 170 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Đặc biệt, việc tổ chức mô hình kết hợp như thế nào đối với các chức danh tổ chức xã hội quan phương và phi quan phương ở thôn làng các dân tộc thiểu số, việc kết hợp nhằm giảm thiểu vị trí mà không gây băn khoăn, mâu thuẫn, xung đột giữa chức năng, nhiệm vụ, cách tiếp cận và đạt được sự đồng thuận của cộng đồng đối với các thiết chế này – thiết chế bao hàm cả cái truyền thống và cái hiện đại. Đây là vấn đề lý thú trong nghiên cứu nhân học ở Việt Nam nhưng chưa nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả, các nhà quản lý của nước ta. Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng đi từ thực tiễn vị trí, vai trò của già làng và người có uy tín trong dân tộc và ở địa phương để xem xét, nghiên cứu sự giống và khác nhau giữa họ và chỉ ra những nét tương đồng có thể kết hợp hai thiết chế xã hội này, hoặc giả, có thể xem xét các chức danh xã hội quan phương khác nhằm kết hợp nó với chức danh xã hội truyền thống để giảm thiểu vị trí xã hội mà lượng công việc vẫn được đảm bảo, vấn đề triển khai công việc. Qua đó, đưa ra một số mô hình kết hợp giữa thiết chế xã hội truyền thống (già làng) với các chức danh xã hội mới (người có uy tín, trưởng thôn, bí thư, tổ trưởng hòa giải,…) đóng góp chung vào sự phát triển xã hội ở các địa phương. 2. NỘI DUNG 2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa già làng và người có uy tín Để xác định được những tương đồng và khác biệt của hai chức danh này, một mặt chúng ta cần thiết đi từ thực tiễn nghiên cứu của vấn đề, mặt khác cần đối chiếu vai trò, vị trí của nó trong từng bối cảnh cụ thể, tiêu chí cụ thể để nhìn nhận. Ở đây, với 12 tiêu chí do chúng tôi đưa ra để xem xét vấn đề đang quan tâm có thể xem là chưa đầy đủ nhưng nó đã khắc họa cơ bản chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh này. Về tổng thể có thể thấy, những điểm tương đồng mang tính bao quát, trùm lên trên những điểm khác biệt, những điểm khác biệt năm ở những khía cạnh nhỏ của vấn đề, đôi khi trong thực tiễn, những khác biệt này rất khó nhìn nhận, đưa ra đánh giá nếu như không đi sâu nghiên cứu, tìm tòi. Nhìn vào bảng 1 chúng ta thấy, thực tế có rất nhiều điểm mặc dù được xem là khác biệt giữa hai thiết chế này những rõ ràng, nó đang có sự trùng lặp, song hành, tương hỗ nhau rất lớn trong công việc và tổ chức thực hiện công việc. Chẳng hạn: ở tiêu chí 2 về ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò của già làng Người có uy tín Nét tương đồng Thiết chế xã hội Dân tộc thiểu số Chức danh xã hội truyền thốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 163 0 0
-
Đề cương bài giảng: Xã hội học giáo dục - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
20 trang 98 0 0 -
11 trang 88 0 0
-
11 trang 68 0 0
-
34 trang 65 0 0
-
Cơ sở dữ liệu về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ bảo tàng học
9 trang 65 0 0 -
35 trang 51 0 0
-
12 trang 41 0 0
-
6 trang 38 0 0
-
Giáo trình Xã hội học giáo dục: Phần 2
86 trang 34 0 0