Danh mục

Vai trò của giáo viên đối với giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 572.83 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tổng hợp và phân tích định hướng giáo dục giá trị sống-kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non; đồng thời phân tích vai trò của giáo viên trong quá trình giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống (GTS-KNS) cho trẻ tại các trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của giáo viên đối với giáo dục giá trị sống - kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm nonGDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON Trần Thị Lệ Thu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thuttl@hnue.edu.vnTóm tắt: Bài viết này tổng hợp và phân tích định hướng giáo dục giá trị sống-kỹ năng sống cho trẻ ởtrường mầm non; đồng thời phân tích vai trò của giáo viên trong quá trình giáo dục giá trị sống- kỹnăng sống (GTS-KNS) cho trẻ tại các trường mầm non. Đề xuất khuyến nghị đối với việc đào tạo giáoviên mầm non có nền tảng kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là phẩm chất, GTS-KNS cơ bản để có thểtham gia hình thành và phát triển GTS-KNS tích cực cho trẻ mầm non.Từ khóa: Giá trị sống, kỹ năng sống, giáo viên mần mon, trẻ mầm non.1. ĐẶT VẤN ĐỀNăm năm đầu tiên trong cuộc đời của mỗi con người là 5 năm quan trọng nhất. Mọi trảinghiệm của trẻ trong 5 năm đầu đời này để lại dấu ấn sâu đậm trong quá trình học hỏi, trảinghiệm sau này của mỗi em. Chính vì vậy, hình thành và giáo dục cho trẻ những “hạt mầm”giá trị sống - kỹ năng sống (GTS-KNS) tích cực là rất cần thiết trong giai đoạn phát triển nàycủa trẻ.Mọi bước đều cần được chuẩn bị, dẫn dắt và hướng dẫn phù hợp với sức khỏe và tâm lý củacác em; chính vì vậy vai trò của cha mẹ, người chăm sóc và đặc biệt là giáo viên trong các cơsở giáo dục mầm non là hết sức quan trọng. Bởi chính họ là người ảnh hưởng trực tiếp tới cácem, đồng thời cũng là người tham gia thực hiện quá trình gieo trồng và nuôi dưỡng những hạtmầm này từ sơ khai.Bài viết đề cập tới vai trò của giáo viên trong quá trình giáo dục GTS-KNS cho trẻ mầm nontrong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam, trongbối cảnh giáo dục mầm non của Việt Nam còn có những tồn tại và thách thức nhất định. Đồngthờ bài viết cũng đưa ra một vài khuyến nghị về việc đào tạo và chuẩn bị sẵn sàng cho nhữnggiáo viên mầm non tương lai đáp ứng yêu mục tiêu giáo dục quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổimới chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.2. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG - KỸNĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON2.1. Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trong chương trình giáo dục mầm nonGiá trị sống là tất cả những gì có ích lợi, đáng ham chuộng, quý giá, quan trọng, có ý nghĩađối với cuộc sống; khiến mỗi người mong muốn lĩnh hội và thể hiện ra để cuộc sống của mìnhtốt đẹp hơn, đồng thời góp phần cải thiện đời sống chung (Phạm Minh Hạc, 2010).Kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua học tập hoặc trảinghiệm; được sử dụng trong những tình huống hàng ngày, để tương tác với người khác, đểgiải quyết các vấn đề trong cuộc sống (Nguyễn Công Khanh, 2012). Kỹ năng sống bao gồmcả các kỹ năng mềm và các kỹ năng xã hội khác.Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hội nhập bản thân vào cuộc sống xãhội; đồng thời sống với hoặc tương tác với xã hội, với cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức. Kỹ 212TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019năng mềm có thể bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng quản lý cảm xúc; kỹ năng tự nhận thức;Kỹ năng ra quyết định; kỹ năng xác định mục tiêu; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm;kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng nói chuyện trước đám đông; kỹ năng giải quyết xung đột; kỹ năngthấu cảm; kỹ năng khám phá giá trị bản thân; kỹ năng tự đánh giá; kỹ năng tư duy tích cực; kỹnăng học và tự học; kỹ năng quản lý thời gian…Giá trị sống là cái “gốc”- đóng vai trò nền tảng, là “linh hồn” bên trong của các kỹ năng. Kỹnăng sống, kỹ năng mềm chính là năng lực biểu hiện giá trị sống ra hành vi bên ngoài. Nóicách khác chúng như hai người bạn không thể tách rời (Tran Thi Le Thu, 2014).Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩmmỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hìnhthành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tínhnền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đanhững khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tậpsuốt đời (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Mục tiêu này được cụ thể hóa thành 5 lĩnh vực thểchất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Trong tất cả các lĩnh vực ấyđều chứa đựng các nội dung giáo dục khá phong phú và toàn diện về giá trị sống và kỹ năngsống. Các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học”, được tổ chức tích hợp theo các chủ đề(Trường Mầm non, Bản thân, Gia đình, Thế giới động vật, Thế giới thực vật, Phương tiện vàluật giao thông, Nước và các hiện tượng tự n ...

Tài liệu được xem nhiều: