Vai trò của lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp
Số trang: 7
Loại file: docx
Dung lượng: 650.11 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp là gì? Kế hoạch tài chính chỉ đơn giản là quá trình dự kiến phân bổ vốn và xác định cách thức một doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau mà doanh nghiệp vạch ra. Hoàn thành một kế hoạch tài chính là bước cuối cùng trong việc lập một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch này bao gồm một báo cáo lãi lỗ dự kiến trong 3 đến 5 năm tới và một báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một bảng cân đối đôi khi được bao gồm cũng như phân tích hòa vốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP Thiếu kế hoạch tài chính là lý do hàng đầu dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp. Một tổ chức gần như không thể hoạt động và ổn định về tài chính mà không cần phải tuân theo một kế hoạch tài chính. I. Lập kế hoạch tài chính là làm gì? Kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp là gì? Kế hoạch tài chính chỉ đơn giản là quá trình dự kiến phân bổ vốn và xác định cách thức một doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau mà doanh nghiệp vạch ra. Hoàn thành một kế hoạch tài chính là bước cuối cùng trong việc lập một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch này bao gồm một báo cáo lãi lỗ dự kiến trong 3 đến 5 năm tới và một báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một bảng cân đối đôi khi được bao gồm cũng như phân tích hòa vốn. Kế hoạch tài chính hay kế hoạch ngân sách giúp định hướng việc ra quyết định hàng ngày của doanh nghiệp, giúp người quản lý so sánh số lượng dự báo với kết quả thực tế và mang lại thông tin quan trọng về sức khỏe và hiệu quả tài chính tổng thể của doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính vô cùng quan trọng và cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào bởi vì nó thiết lập các mục tiêu tài chính của công ty. Tất cả các doanh nghiệp đều cần áp dụng kế hoạch tài chính, kể cả các doanh nghiệp nhỏ có ngân sách chi tiêu hạn chế. Ngay cả một công ty một người cũng cần phải có kế hoạch tài chính. Dưới đây là một số vai trò của lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp: lập kế hoạch tài chính sẽ giúp doanh nghiệp. II. Vai trò của lập kế hoạch tài chính với doanh nghiệp 1. Xác định tính khả thi của hoạt động kinh doanh Nhiều doanh nghiệp sau khi tiến hành hoạt động kinh doanh mới phát hiện ra rằng thành công không hề đến một cách dễ dàng. Một kế hoạch kinh doanh với kế hoạch tài chính đi kèm là một nghiên cứu về khả thi của công ty và về những yếu tố mà doanh nghiệp cần để thành công. Nếu tài nguyên nằm ngoài tầm với của bạn, bạn không có kinh nghiệm hoặc thị trường quá bất ổn vào lúc này, kế hoạch tài chính sẽ làm rõ điều đó. Bạn có thể nhận ra rằng bạn đang định giá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cao hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh. Hoặc có lẽ giá cả thì ổn, nhưng chi phí sản xuất của bạn quá cao và sẽ khó kiếm được lợi nhuận. 2. Phân tích sự khác biệt giữa thực tế và kỳ vọng Việc theo dõi và so sánh kết quả thực tế so với các khoản ngân sách chi tiết trong kế hoạch tài chính cho bạn cơ hội thực hiện các điều chỉnh cần thiết để quay trở lại đúng lộ trình. Ví dụ: nếu bạn không đạt được doanh thu dự kiến, thì các dự đoán đều sai hoặc chiến dịch tiếp thị không hiệu quả như bạn nghĩ. Kế hoạch tài chính sẽ cho biết các giả định đằng sau mỗi dự đoán, điều này là rất quan trọng để tìm hiểu lý do tại sao các kỳ vọng và việc triển khai lại không giống như thực tế. Nói cách khác, bạn cần biết bạn đang làm tốt những gì và đang làm sai ở đâu. 3. Dự báo các yêu cầu tài chính Triển khai một hoạt động kinh doanh cần có vốn. Các dự báo trong kế hoạch tài chính sẽ cho thấy bạn phải cần bao nhiêu tiền và khi nào thì cần sử dụng tiền. Nếu bạn không có đủ số vốn cần thiết để bắt đầu kinh doanh, bạn có thể phải triển khai ở quy mô nhỏ hơn trong phạm vi ngân sách cho phép. Kế hoạch tài chính cũng cho biết thiếu hụt có thể xảy ra ở đâu, để nhà quản lý điều chỉnh dự báo doanh thu và chi phí để tránh thiếu hụt hoặc đảm bảo doanh nghiệp có sẵn các khoản tiền dự phòng khác, chẳng hạn như quỹ tiết kiệm hoặc các khoản vay để trang trải bất kỳ thâm hụt tiền mặt nào. 4. Thu hút các khoản tài trợ và đầu tư Các nhà đầu tư và người cho vay như tổ chức tín dụng hay ngân hàng luôn yêu cầu xem kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp xin tài trọ, bao gồm cả kế hoạch tài chính với các dự đoán, giả định và các kỳ vọng khả thi. Nếu không có kế hoạch tài chính, hoặc kế hoạch tài chính không thuyết phục thì doanh nghiệp sẽ không nhận được khoản vay hoặc đầu tư. Một lý do khác mà kế hoạch tài chính rất quan trọng là vì nó cho bạn biết loại tài chính, hình thức tín dụng nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp hơn, chẳng hạn nếu doanh nghiệp cần số vốn ít hơn 1 triệu USD thì các công ty đầu tư mạo hiểm sẽ không có hứng thú. 5. Quản lý tiền mặt Nhiều doanh nghiệp có doanh thu biến động hàng tháng hoặc theo mùa vụ, điều này có thể xảy ra cả khi dồi dào và khi thiếu hụt tiền mặt. Khi xây dựng kế hoạch tài chính, chủ sở hữu tính đến các chu kỳ này để kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu trong giai đoạn dự báo có doanh thu thấp. Quản lý tiền mặt kém có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực như không thể thanh toán lương cho nhân viên. Một kế hoạch tài chính tốt cần được thiết lập để luôn có một quỹ tiền mặt dự phòng giúp nhà quản lý yên tâm hơn với các rủi ro. Ngoài ra quỹ tiền mặt dự phòng cũng cho phép doanh nghiệp tận dụng các cơ hội phát sinh, chẳng hạn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp VAI TRÒ CỦA LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP Thiếu kế hoạch tài chính là lý do hàng đầu dẫn đến sự thất bại của một doanh nghiệp. Một tổ chức gần như không thể hoạt động và ổn định về tài chính mà không cần phải tuân theo một kế hoạch tài chính. I. Lập kế hoạch tài chính là làm gì? Kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp là gì? Kế hoạch tài chính chỉ đơn giản là quá trình dự kiến phân bổ vốn và xác định cách thức một doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau mà doanh nghiệp vạch ra. Hoàn thành một kế hoạch tài chính là bước cuối cùng trong việc lập một kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch này bao gồm một báo cáo lãi lỗ dự kiến trong 3 đến 5 năm tới và một báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một bảng cân đối đôi khi được bao gồm cũng như phân tích hòa vốn. Kế hoạch tài chính hay kế hoạch ngân sách giúp định hướng việc ra quyết định hàng ngày của doanh nghiệp, giúp người quản lý so sánh số lượng dự báo với kết quả thực tế và mang lại thông tin quan trọng về sức khỏe và hiệu quả tài chính tổng thể của doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính vô cùng quan trọng và cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào bởi vì nó thiết lập các mục tiêu tài chính của công ty. Tất cả các doanh nghiệp đều cần áp dụng kế hoạch tài chính, kể cả các doanh nghiệp nhỏ có ngân sách chi tiêu hạn chế. Ngay cả một công ty một người cũng cần phải có kế hoạch tài chính. Dưới đây là một số vai trò của lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp: lập kế hoạch tài chính sẽ giúp doanh nghiệp. II. Vai trò của lập kế hoạch tài chính với doanh nghiệp 1. Xác định tính khả thi của hoạt động kinh doanh Nhiều doanh nghiệp sau khi tiến hành hoạt động kinh doanh mới phát hiện ra rằng thành công không hề đến một cách dễ dàng. Một kế hoạch kinh doanh với kế hoạch tài chính đi kèm là một nghiên cứu về khả thi của công ty và về những yếu tố mà doanh nghiệp cần để thành công. Nếu tài nguyên nằm ngoài tầm với của bạn, bạn không có kinh nghiệm hoặc thị trường quá bất ổn vào lúc này, kế hoạch tài chính sẽ làm rõ điều đó. Bạn có thể nhận ra rằng bạn đang định giá cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cao hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh. Hoặc có lẽ giá cả thì ổn, nhưng chi phí sản xuất của bạn quá cao và sẽ khó kiếm được lợi nhuận. 2. Phân tích sự khác biệt giữa thực tế và kỳ vọng Việc theo dõi và so sánh kết quả thực tế so với các khoản ngân sách chi tiết trong kế hoạch tài chính cho bạn cơ hội thực hiện các điều chỉnh cần thiết để quay trở lại đúng lộ trình. Ví dụ: nếu bạn không đạt được doanh thu dự kiến, thì các dự đoán đều sai hoặc chiến dịch tiếp thị không hiệu quả như bạn nghĩ. Kế hoạch tài chính sẽ cho biết các giả định đằng sau mỗi dự đoán, điều này là rất quan trọng để tìm hiểu lý do tại sao các kỳ vọng và việc triển khai lại không giống như thực tế. Nói cách khác, bạn cần biết bạn đang làm tốt những gì và đang làm sai ở đâu. 3. Dự báo các yêu cầu tài chính Triển khai một hoạt động kinh doanh cần có vốn. Các dự báo trong kế hoạch tài chính sẽ cho thấy bạn phải cần bao nhiêu tiền và khi nào thì cần sử dụng tiền. Nếu bạn không có đủ số vốn cần thiết để bắt đầu kinh doanh, bạn có thể phải triển khai ở quy mô nhỏ hơn trong phạm vi ngân sách cho phép. Kế hoạch tài chính cũng cho biết thiếu hụt có thể xảy ra ở đâu, để nhà quản lý điều chỉnh dự báo doanh thu và chi phí để tránh thiếu hụt hoặc đảm bảo doanh nghiệp có sẵn các khoản tiền dự phòng khác, chẳng hạn như quỹ tiết kiệm hoặc các khoản vay để trang trải bất kỳ thâm hụt tiền mặt nào. 4. Thu hút các khoản tài trợ và đầu tư Các nhà đầu tư và người cho vay như tổ chức tín dụng hay ngân hàng luôn yêu cầu xem kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp xin tài trọ, bao gồm cả kế hoạch tài chính với các dự đoán, giả định và các kỳ vọng khả thi. Nếu không có kế hoạch tài chính, hoặc kế hoạch tài chính không thuyết phục thì doanh nghiệp sẽ không nhận được khoản vay hoặc đầu tư. Một lý do khác mà kế hoạch tài chính rất quan trọng là vì nó cho bạn biết loại tài chính, hình thức tín dụng nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp hơn, chẳng hạn nếu doanh nghiệp cần số vốn ít hơn 1 triệu USD thì các công ty đầu tư mạo hiểm sẽ không có hứng thú. 5. Quản lý tiền mặt Nhiều doanh nghiệp có doanh thu biến động hàng tháng hoặc theo mùa vụ, điều này có thể xảy ra cả khi dồi dào và khi thiếu hụt tiền mặt. Khi xây dựng kế hoạch tài chính, chủ sở hữu tính đến các chu kỳ này để kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu trong giai đoạn dự báo có doanh thu thấp. Quản lý tiền mặt kém có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực như không thể thanh toán lương cho nhân viên. Một kế hoạch tài chính tốt cần được thiết lập để luôn có một quỹ tiền mặt dự phòng giúp nhà quản lý yên tâm hơn với các rủi ro. Ngoài ra quỹ tiền mặt dự phòng cũng cho phép doanh nghiệp tận dụng các cơ hội phát sinh, chẳng hạn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp Kế hoạch tài chính Lập kế hoạch tài chính Phân bổ nguồn vốn Báo cáo lãi lỗ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng cân đối kế toán Kế hoạch ngân sáchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 421 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 382 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 370 10 0 -
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 333 0 0 -
3 trang 303 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 290 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 286 0 0