Danh mục

Vai trò của mối liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.01 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 15,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu những cơ sở hình thành và vai trò của việc liên kết nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đồng thời đề xuất một số kiến nghị tăng cường tính hiệu quả mối liên kết này trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của mối liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới VAI TRÒ CỦA MỐI LIÊN KẾT NHÀ TRƯỜNG -DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI Chung Ngọc Quế Chi* TÓM TẮT: Giáo dục nghề nghiệp cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho đất nước trongbối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế mạnh mẽ đây là nhiệm vụquan trọng đặt ra cho các cơ sở GDNN. Để thực hiện nhiệm vụ này, đào tạo gắn với doanhnghiệp được kỳ vọng đem lại những bứt phá mới trong giáo dục nghề nghiệp. Trong nhữngnăm qua, sự liên kết này đã đạt những kết quả bước đầu, có vai trò quan trọng góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Bài viết nêu những cơ sở hình thành và vai tròcủa việc liên kết nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơsở giáo dục nghề nghiệp, đồng thời đề xuất một số kiến nghị tăng cường tính hiệu quả mốiliên kết này trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế của nướcta hiện nay. Từ khóa: liên kết nhà trường và doanh nghiệp, chất lượng đào tạo cơ sở giáo dụcnghề nghiệp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chuyển sang giai đoạnmới, gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và toàn cầu, đánh dấu thời điểmnước ta hoàn thành lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vàcắt giảm thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, bắt đầu thựcthi các cam kết FTA với mức độ cắt giảm sâu rộng. Việt Nam đã ký kết và chuẩnbị triển khai các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU(EVFTA) với những cam kết sâu rộng, tiêu chuẩn cao và mở rộng trên nhiều lĩnhvực. Những thỏa thuận FTA này tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nước ta vớiđộ mở cao của nền kinh tế, đồng thời tăng cường cơ hội thu hút và tận dụng dòngvốn FDI trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Trong bối cảnh này, việc điềuchỉnh và thay đổi mô hình tăng trưởng mang tính cấp thiết nếu Việt Nam mongmuốn trở thành nước có thu nhập trung bình cao thành công vào năm 2030 vàlà nước có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được khát vọng này, nền kinh tếcần hoạt động hiệu quả và bền vững trong suốt hơn 25 năm tới. Các mô phỏng* Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh272ban đầu cho thấy Việt Nam cần chuyển sang tăng trưởng dựa vào tăng năng suất,trong đó tốc độ tăng năng suất trung bình cần phải tăng mạnh. Để tăng năng suất,cần cải thiện mạnh mẽ tất cả các khía cạnh CHẤT LƯỢNG của tăng trưởng, baogồm phân bổ nguồn lực hiệu quả, nâng cao chất lượng vốn nhân lực, tăng đầu tưcó hiệu quả vào cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ, cũng như đổi mới và sáng tạo,để tất cả đều mang lại kết quả tăng năng suất. Trong đó nâng cao chất lượng vốnnhân lực là yếu tố quan trọng mang tính đột phá, phát triển bền vững. Nâng caochất lượng vốn nhân lực đòi hỏi người lao động không những có kiến thức chungmà còn phải có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành nghề nghiệp, tác phongvà thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng đòi hỏi về đào tạo nguồn nhânlực đáp ứng yêu cầu nêu trên, thời gian qua nền giáo dục Việt Nam chú trọng pháttriển giáo dục đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Giáo dục địnhhướng ứng dụng cung cấp các chương trình đào tạo theo chuẩn Quốc tế, tập trungmạnh vào việc đào tạo sinh viên có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyểndụng ngay sau khi tốt nghiệp ra trường, đáp ứng được những nhu cầu nguồn lựclao động của xã hội. Một trong những giải pháp hiệu quả triển khai giáo dục địnhhướng ứng dụng chính là xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.Cơ sở hình thành mối liên kết này ? Vai trò mối liên kết giữa nhà trường và doanhnghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp(GDNN)? Giải pháp nào giúp tăng cường hiệu quả mối liên kết giữa nhà trường vàdoanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay? Những nội dung này sẽ được tác giả trìnhbày trong bài viết. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở hình thành mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp 1.1. Bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay a) Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc vàtoàn diện, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từcấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Hội nhập quốc tế mang lại cho nước ta nhiều cơhội, song song đó cũng không ít những thách thức. Một trong những thách thứctạo ra nhiều khó khăn cần giải quyết cấp bách đó chính là nguồn lực lao động. Hộinhập sâu rộng sẽ là cơ hội tự do di chuyển lao động giữa các Quốc gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: