
Vai trò của nghệ thuật múa trong lễ hội
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 364.13 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Múa thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, là một thành tố, là nhu cầu của xã hội và có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt văn hóa cộng đồng các tộc người Việt Nam. Nghệ thuật múa được nảy sinh từ môi trường sinh thái, nhu cầu văn hóa, xã hội và tư duy thẩm mỹ;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nghệ thuật múa trong lễ hội VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT MÚA TRONG LỄ HỘI Múa thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, là một thành tố, là nhu cầu của xã hội và có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt văn hóa cộng đồng các tộc người Việt Nam. Nghệ thuật múa được nảy sinh từ môi trường sinh thái, nhu cầu văn hóa, xã hội và tư duy thẩm mỹ; được nuôi dưỡng bằng tâm hồn, tình cảm, trí tuệ và sức mạnh tinh thần của các tộc người Việt Nam, nên có sức sống trường tồn qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại. Vai trò của nghệ thuật múa các tộc người được thể hiện trong các lĩnh vực: lễ hội, lao động, tục cưới, tục tang và trong văn hóa tâm linh. Các tộc ít người có nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng theo vùng, miền khác nhau, song, phổ biến là các nghi thức, lễ hội, tín ngưỡng, tết, giao duyên, đồng dao, cưới xin, tang ma, giao lưu văn hóa. Trong các sinh hoạt văn hóa ấy, nghệ thuật múa là một thành tố không thể thiếu. Nói cách khác, nghệ thuật múa tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của toàn cộng đồng. Nó tồn tại như một thực thể khách quan theo nhu cầu của xã hội, của đời sống tinh thần nhân dân. Nghệ thuật múa gắn bó với vòng đời ví như không khí, dòng sữa tinh thần nuôi dưỡng con người. Nghệ thuật múa các tộc ít người có thể quy nạp thành 8 ý nghĩa: chủ thể, cội nguồn, hội tụ, bản sắc, liên kết, bình đẳng, giao lưu, giải trí. Các tộc ít người đều có nhiều loại lễ hội đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa bản địa và văn hóa đặc trưng tộc người. Lễ hội mang tính cộng đồng cao, nó hàm chứa đầy đủ ý nghĩa văn hóa, xã hội, thẩm mỹ. Đặc biệt, vai trò ý nghĩa của các loại hình ca múa, nhạc, diễn xướng là rất quan trọng; chúng hiện diện trong hầu hết lễ hội. Có thể kể đến một số lễ hội đặc trưng mà ở đó nghệ thuật múa hiện diện như một loại hình không thể thiếu vắng. Không những thế, trong lễ hội còn xuất hiện nhiều điệu múa dân gian và nó chiếm một tỉ lệ đáng kể. Lễ hội các tộc ít người là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng lớn nhất, quan trọng và quy mô nhất trong năm. Đặc biệt, lễ hội là nơi quy tụ đầy đủ nhất các thành tố của nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, ca hát, nhảy múa, diễn xướng, là nơi thi tài sáng tạo nghệ thuật. Có lễ hội là có nghệ thuật biểu diễn ca, múa, nhạc, với sự gắn bó hữu cơ trong một chỉnh thể nguyên hợp mang tính thống nhất. Ở lễ hội các tộc người thiểu số thì nghệ thuật múa là trung tâm, điểm sáng trình diễn nghệ thuật. Xin lược qua một số lễ hội có vai trò và mức độ đậm đặc của nghệ thuật múa: xen mương (Thái) có xòe vòng, xòe nhạc, đàn tính, cồng chiêng, trống, xòe nón; sắc bùa (Mường) có múa sắc bùa, hòa tấu 1You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) cồng chiêng; sải sáng (Mông) có múa khèn, trống, hát; lồng tồng (Tày) có múa xòe chiêng, trống chiêng, hát lượn, si, múa sư tử; đâm trâu (Tây Nguyên) có soong (soan), múa trống, múa khiên; ók om bók (Khơme) có múa trống xayam, múa bơi thuyền, múa rồng, múa lân, hát agay; yang va (Chơ ro) có múa cây bông, đàn ta lók, trống, cồng chiêng; rifia prông (Chà Và - Chăm) có múa chàm rông, vải thài, nhảy lửa, trống ghi năng, trống baranưng, kèn saranai. Nghệ thuật múa, nghệ thuật biểu diễn là những thành tố đặc biệt quan trọng, nhiều khi trở thành linh hồn của lễ hội. Chúng ta thử tưởng tượng lễ hội của các tộc ít người nếu thiếu vắng tiếng trống, kèn, tiếng cồng chiêng, điệu múa, hát, thì sẽ ra sao? Một số điệu múa trong lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng Múa sạp (Mường) Bối cảnh văn hóa xã hội, cùng các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng là môi trường cho sự nảy sinh múa sạp của tộc người Mường. Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung là vùng nhiệt đới, nên có nhiều loài cây, hoa, chim, sinh vật cảnh làm đẹp cho cuộc sống của họ. Điều đó đã đi vào nghệ thuật của từng cộng đồng tộc người, trong đó có nghệ thuật múa sạp của người Mường, mà đạo cụ của nó là cây tre. Tre làm nhà, làm công cụ sản xuất, làm ố ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nghệ thuật múa trong lễ hội VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT MÚA TRONG LỄ HỘI Múa thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, là một thành tố, là nhu cầu của xã hội và có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt văn hóa cộng đồng các tộc người Việt Nam. Nghệ thuật múa được nảy sinh từ môi trường sinh thái, nhu cầu văn hóa, xã hội và tư duy thẩm mỹ; được nuôi dưỡng bằng tâm hồn, tình cảm, trí tuệ và sức mạnh tinh thần của các tộc người Việt Nam, nên có sức sống trường tồn qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại. Vai trò của nghệ thuật múa các tộc người được thể hiện trong các lĩnh vực: lễ hội, lao động, tục cưới, tục tang và trong văn hóa tâm linh. Các tộc ít người có nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng theo vùng, miền khác nhau, song, phổ biến là các nghi thức, lễ hội, tín ngưỡng, tết, giao duyên, đồng dao, cưới xin, tang ma, giao lưu văn hóa. Trong các sinh hoạt văn hóa ấy, nghệ thuật múa là một thành tố không thể thiếu. Nói cách khác, nghệ thuật múa tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của toàn cộng đồng. Nó tồn tại như một thực thể khách quan theo nhu cầu của xã hội, của đời sống tinh thần nhân dân. Nghệ thuật múa gắn bó với vòng đời ví như không khí, dòng sữa tinh thần nuôi dưỡng con người. Nghệ thuật múa các tộc ít người có thể quy nạp thành 8 ý nghĩa: chủ thể, cội nguồn, hội tụ, bản sắc, liên kết, bình đẳng, giao lưu, giải trí. Các tộc ít người đều có nhiều loại lễ hội đặc sắc, mang dấu ấn văn hóa bản địa và văn hóa đặc trưng tộc người. Lễ hội mang tính cộng đồng cao, nó hàm chứa đầy đủ ý nghĩa văn hóa, xã hội, thẩm mỹ. Đặc biệt, vai trò ý nghĩa của các loại hình ca múa, nhạc, diễn xướng là rất quan trọng; chúng hiện diện trong hầu hết lễ hội. Có thể kể đến một số lễ hội đặc trưng mà ở đó nghệ thuật múa hiện diện như một loại hình không thể thiếu vắng. Không những thế, trong lễ hội còn xuất hiện nhiều điệu múa dân gian và nó chiếm một tỉ lệ đáng kể. Lễ hội các tộc ít người là loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng lớn nhất, quan trọng và quy mô nhất trong năm. Đặc biệt, lễ hội là nơi quy tụ đầy đủ nhất các thành tố của nghệ thuật biểu diễn như âm nhạc, ca hát, nhảy múa, diễn xướng, là nơi thi tài sáng tạo nghệ thuật. Có lễ hội là có nghệ thuật biểu diễn ca, múa, nhạc, với sự gắn bó hữu cơ trong một chỉnh thể nguyên hợp mang tính thống nhất. Ở lễ hội các tộc người thiểu số thì nghệ thuật múa là trung tâm, điểm sáng trình diễn nghệ thuật. Xin lược qua một số lễ hội có vai trò và mức độ đậm đặc của nghệ thuật múa: xen mương (Thái) có xòe vòng, xòe nhạc, đàn tính, cồng chiêng, trống, xòe nón; sắc bùa (Mường) có múa sắc bùa, hòa tấu 1You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) cồng chiêng; sải sáng (Mông) có múa khèn, trống, hát; lồng tồng (Tày) có múa xòe chiêng, trống chiêng, hát lượn, si, múa sư tử; đâm trâu (Tây Nguyên) có soong (soan), múa trống, múa khiên; ók om bók (Khơme) có múa trống xayam, múa bơi thuyền, múa rồng, múa lân, hát agay; yang va (Chơ ro) có múa cây bông, đàn ta lók, trống, cồng chiêng; rifia prông (Chà Và - Chăm) có múa chàm rông, vải thài, nhảy lửa, trống ghi năng, trống baranưng, kèn saranai. Nghệ thuật múa, nghệ thuật biểu diễn là những thành tố đặc biệt quan trọng, nhiều khi trở thành linh hồn của lễ hội. Chúng ta thử tưởng tượng lễ hội của các tộc ít người nếu thiếu vắng tiếng trống, kèn, tiếng cồng chiêng, điệu múa, hát, thì sẽ ra sao? Một số điệu múa trong lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng Múa sạp (Mường) Bối cảnh văn hóa xã hội, cùng các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng là môi trường cho sự nảy sinh múa sạp của tộc người Mường. Việt Nam nói riêng, Đông Nam Á nói chung là vùng nhiệt đới, nên có nhiều loài cây, hoa, chim, sinh vật cảnh làm đẹp cho cuộc sống của họ. Điều đó đã đi vào nghệ thuật của từng cộng đồng tộc người, trong đó có nghệ thuật múa sạp của người Mường, mà đạo cụ của nó là cây tre. Tre làm nhà, làm công cụ sản xuất, làm ố ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò của nghệ thuật múa Nghệ thuật múa trong lễ hội Nghệ thuật múa Lễ hội các tộc ít người Cách đập sạpTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Múa (Tập 2): Phần 1
47 trang 24 0 0 -
Giáo trình Múa (Tập 1): Phần 2
48 trang 23 0 0 -
Giáo trình Múa (Tập 1): Phần 1
63 trang 21 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Nhạc múa Việt Nam
24 trang 20 0 0 -
Giáo trình Múa (Tập 2): Phần 2
21 trang 18 0 0 -
Tìm hiểu hướng tiếp cận múa dân gian
7 trang 16 0 0 -
24 trang 16 0 0
-
Giáo trình Múa và phương pháp dạy trẻ vận động theo âm nhạc: Phần 2 - Đinh Xuân Đại
29 trang 12 0 0 -
Giáo trình Múa và phương pháp dạy trẻ vận động theo âm nhạc: Phần 1 - Đinh Xuân Đại
44 trang 11 0 0 -
38 trang 9 0 0