Thông tin tài liệu:
Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống. Có nhiều nước thực vật mới hoạt động bình thường được. Nhưng hàm lượng nước trong thực vật không giống nhau, thay đổi tùy thuộc loài hay các tổ chức khác nhau của cùng một loài thực vật. Hàm lượng nước còn phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây và điều kiện ngoại cảnh mà cây sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nước đối với thực vật
Vai trò của nước
đối với thực vật
Nước là thành phần bắt buộc của tế
bào sống. Có nhiều nước thực vật
mới hoạt động bình thường được.
Nhưng hàm lượng nước trong thực
vật không giống nhau, thay đổi tùy
thuộc loài hay các tổ chức khác
nhau của cùng một loài thực vật.
Hàm lượng nước còn phụ thuộc
vào thời kỳ sinh trưởng của cây và
điều kiện ngoại cảnh mà cây sống.
Vì vậy:
- Nước là thành phần cấu trúc tạo
nên chất nguyên sinh (>90%).
- Nếu như hàm lượng nước giảm
thì chất nguyên sinh từ trạng thái
sol chuyển thành gel và hoạt động
sống của nó sẽ giảm sút.
- Các quá trình trao đổi chất đều
cần nước tham gia. Nước nhiều hay
ít sẽ ảnh hưởng đến chiều hướng và
cường độ của quá trình trao đối
chất.
- Nước là nguyên liệu tham gia vào
một số quá trình trao đối chất.
nước.
- Sự vận chuyển các chất vô cơ và
hữu cơ đều ở trong môi trường
- Nước bảo đảm cho thực vật
có một hình dạng và cấu trúc
nhất định. Do nước chiếm một
lượng lớn trong tế bào thực
vật, duy trì độ trương của tế bào
cho nên làm cho thực vật có một
hình dáng nhất định.
- Nước nối liền cây với đất và
khí quyển góp phần tích cực
trong việc bảo đảm mối liên hệ
khăng khít sự thống nhất giữa
cơ thể và môi trường. Trong quá
trình trao đổi giữa cây và môi
trường đất có sự tham gia tích cực
+ -
của ion H và OH do nước phân ly
ra.
- Nước góp phần vào sự dẫn truyền
xung động các dòng điện sinh học
ở trong cây khiến chúng phản ứng
mau lẹ không kém một số thực vật
bậc thấp dưới ảnh hưởng của tác
nhân kích thích của ngoại cảnh.
- Nước có một số tính chất hóa lý
đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có
lợi cho thực vật phát tán và duy trì
nhiệt lượng trong cây. Nước có
sức căng bề mặt lớn nên có lợi cho
việc hấp thụ và vận chuyển vật
chất. Nước có thể cho tia tử ngoại
và ánh sáng trông thấy đi qua nên
có lợi cho quang hợp. Nước là chất
lưỡng cực rõ ràng nên gây hìện
tượng thủy hóa và làm cho keo ưa
nước được ổn định.
Một số thực vật bậc thấp (rêu, địa
y) có hàm lượng nước ít (5-7%),
chịu đựng thiếu nước lâu dài, đồng
thời có thể chịu đựng được sự khô
hạn hoàn toàn. Thực vật bậc
cao mọc ở núi đá hay sa mạc cũng
chịu được hạn còn đại đa số thực
vật nếu thiếu nước lâu dài thì chết.
Cung cấp nước cho cây là điều
không thể thiếu được để bảo đảm
thu hoạch tốt. Việc thỏa mãn nhu
cầu nước cho cây là điều kiện quan
trọng nhất đối với sự sống bình
thường của cây (Makximov, 1952,
1958; Krafts, Carrier và Stocking,
1951; Rubin, 1954,1961; Sabinin,
1955). Những khả năng to lớn
theo hướng này nhằm phục vụ sự
phát triển và kĩ thuật tưới trong
nông nghiệp.