Vai trò của Pháp luật tư sản 2
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 112.90 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vai trò của Pháp luật tư sản 2
5.2.2. Chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân Phải nói rằng hiến pháp tư sản ra đời đã đem lại rất nhiều những quyền lợi cho dân chúng mà trước đây họ chưa từng được có. Địa vị pháp lí của công dân trong pháp luật tư sản được xác định bằng các quyền tự do dân chủ rộng rãi gấp nhiều lần so với địa vị pháp lí của người nông dân dưới chế độ phong kiến.Trong quá khứ cũng như hiện tại, chế định này bao giờ cũng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của Pháp luật tư sản 2 Vai trò của Pháp luật tư sản 2 5.2.2. Chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân Phải nói rằng hiến pháp tư sản ra đời đã đem lại rất nhiều những quyền lợi cho dân chúng mà trước đây họ chưa từng được có. Địa vị pháp lí của công dân trong pháp luật tư sản được xác định bằng các quyền tự do dân chủ rộng rãi gấp nhiều lần so với địa vị pháp lí của người nông dân dưới chế độ phong kiến.Trong quá khứ cũng như hiện tại, chế định này bao giờ cũng được coi là thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đã mang lại cho nền văn minh của nhân loại. Trong chế định về quyền và nghĩa vụ công dân: Hiến pháp nêu lên quyền cơ bản của công dân, quyền tư hữu, là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp… Hiến pháp Mỹ bổ sung thêm một số quyền của công dân: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín, quyền khước từ việc công khai trước toà làm tổn hại cho họ. 5.2.3. Về chế độ bầu cử So với chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, việc áp dụng phương pháp bầu cử để lập ra các cơ quan nhà nước của chế độ tư bản là một phương pháp dân chủ, là một bước tiến bộ lớn lao. Nó loại trừ quan niệm là quyền lực nhà nước xuất pháp do trời định sẵn: vua là thiên tử, quan lại là con dòng cháu giống trong hoàng tộc, họ sinh ra để cai trị, buộc những người dân phải phục tùng và tuân theo. Tuy nhiên những yêu cầu trong chế định này quy định những cử tri phải là người có số tài sản lớn nhất định, có trình độ văn hoá nhất định, điều kiện về tuổi tác, … 6. Các chế định trong dân luật Những nguyên tắc cơ bản trong dân luật tư sản là quyền bình đẳng của các công dân trong những quan hệ dân luật. 6.1. Chế định về quyền tư hữu tư sản Quyền tư hữu được coi là quyền tự nhiên của con người, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Tất cả những vấn đề liên quan tới cơ sở xác định quyền sở hữu, việc chuyển giao quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu được quy định cụ thể. Để bảo vệ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đó, một mặt pháp luật tư sản quy định các biện pháp trừng trị kiên quyết các hành vi xâm phạm chế độ tư hữu, mặt khác cũng hạn chế những chế tài có khả năng làm tổn hại đến nó. Quyền tư hữu gồm có ba quyền: Quyền định đoạt, quyền chiếm hữu, và quyền sử dụng.Các quyền này được bảo vệ đặc biệt, luật tránh mọi quy định làm phương hại đến quyền tư hữu. Bộ luật được chia vật sở hữu thành hai loại: động sản và bất động sản. Chế định quyền sở hữu trong pháp luật t ư sản có độ hoàn thiện cao. ở chừng mực nhất định, sự hoàn thiện này tạo ra được sự an toàn, ổn định cho những n gười có tài sản về phương diện pháp lý. Nhà nước tư sản đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu bởi trước tiên điều này liên quan tới các nhà tư sản, những người chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong dân cư nhưng lại nắm giữ tỉ lệ rất lớn của cải trong xã hội. 6.2. Chế định hợp đồng và trái vụ tư sản Chế định hợp đồng trong pháp luật tư sản được coi là một chế định hoàn thiện và ít mang dấu ấn chính trị. Chính vì lí do đó nên chế định hợp đồng trong pháp luật các nước tư sản có mức tương đồng cao, có thể nói đó là chế định pháp luật có tính nhất thể hoá cao trong pháp luật tư sản. Loại hợp đồng này là hình thức trao đổi chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Dân luật xác định quyền tự do và bình đẳng biểu hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng. Các bộ luật dân sự đều quy định rõ những điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng. Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự đồng ý của tất cả các bên đã tham gia kí kết hợp đồng. Những thiên tai hay chiến tranh chỉ là lí do để trì hoãn việc thực hiện hợp đồng chứ không phải là căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng. ở giai đoạn đầu, giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh nguy ên tắc tự do hợp đồng được tuân thủ triệt để, được nhà nước, pháp luật tư sản bảo vệ triệt để. 6.3. Chế định về hôn nhân và gia đình So với pháp luật phong kiến, ở chế định này có những tiến bộ đáng kể. Trong pháp luật tư sản quy định những người kết hôn phải đạt một độ tuổi nhất định, họ tự nguyện lấy nhau chứ không bị ép gả như trong xã hội phong kiến. Dân luật tư sản củng cố quan hệ không bình đẳng trong gia đình, pháp luật bảo vệ gia đình hợp pháp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con cái trong giá thú. 7. Chế định của luật hình sự Luật hình sự tư sản có những tiến bộ lớn về hình thức pháp lí so với luật hình phong kiến. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có quy định về tội chống tôn giáo và các nguyên tắc về hình luật mà bản tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của nước Pháp đã đề ra. Các hình phạt trong nhà nước tư sản cũng bớt dã man hơn, thể hiện tính nhân đạo của giai cấp nắm quyền.Các hình phạt man rợ bị bãi bỏ và giảm nhẹ hình phạt cho những tội không nặng. 8. chế định tố tụng và tổ chức tư pháp Một sự tiến bộ có thể nói tới trong pháp luật tư sản đó là quyền tư pháp đã tách khỏi quyền hành pháp. Quan chức hành pháp không được nắm quyền xét xử mà quyền này được trao một cơ quan chuyên trách là toà án, tố tụng được tách thành tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Tố tụng tư sản là cơ sở pháp lý để bảo vệ cho hệ thống t ư pháp thực hiện chức năng của nó, ở các nước khác nhau tổ chức tư pháp cũng khác nhau. Chẳng hạn ở Pháp, việc xét xử của phong kiến trước kia đã được thay thế bằng hệ thống toà án tư sản, gồm có toà phúc thẩm, toà sơ thẩm và toà hoà giải. Kết luận Pháp luật tư sản đã trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản để quản lí xã hội. Nó mang lại cho nền văn minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn, tuy nhiên do dựa trên những quan hệ sản xuất của chế độ t ư hữu và bóc lột mà pháp luật tư sản không tránh khỏi chính những hạn chế lịch sử của nhà nước tư sản. Xét ở góc độ tích cực, chúng ta phải khẳng định rằng cùng với sự thay đổi của nhà nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một công cụ điều tiết có hiệu quả của toàn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của Pháp luật tư sản 2 Vai trò của Pháp luật tư sản 2 5.2.2. Chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân Phải nói rằng hiến pháp tư sản ra đời đã đem lại rất nhiều những quyền lợi cho dân chúng mà trước đây họ chưa từng được có. Địa vị pháp lí của công dân trong pháp luật tư sản được xác định bằng các quyền tự do dân chủ rộng rãi gấp nhiều lần so với địa vị pháp lí của người nông dân dưới chế độ phong kiến.Trong quá khứ cũng như hiện tại, chế định này bao giờ cũng được coi là thành tựu lớn mà giai cấp tư sản đã mang lại cho nền văn minh của nhân loại. Trong chế định về quyền và nghĩa vụ công dân: Hiến pháp nêu lên quyền cơ bản của công dân, quyền tư hữu, là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp… Hiến pháp Mỹ bổ sung thêm một số quyền của công dân: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín, quyền khước từ việc công khai trước toà làm tổn hại cho họ. 5.2.3. Về chế độ bầu cử So với chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, việc áp dụng phương pháp bầu cử để lập ra các cơ quan nhà nước của chế độ tư bản là một phương pháp dân chủ, là một bước tiến bộ lớn lao. Nó loại trừ quan niệm là quyền lực nhà nước xuất pháp do trời định sẵn: vua là thiên tử, quan lại là con dòng cháu giống trong hoàng tộc, họ sinh ra để cai trị, buộc những người dân phải phục tùng và tuân theo. Tuy nhiên những yêu cầu trong chế định này quy định những cử tri phải là người có số tài sản lớn nhất định, có trình độ văn hoá nhất định, điều kiện về tuổi tác, … 6. Các chế định trong dân luật Những nguyên tắc cơ bản trong dân luật tư sản là quyền bình đẳng của các công dân trong những quan hệ dân luật. 6.1. Chế định về quyền tư hữu tư sản Quyền tư hữu được coi là quyền tự nhiên của con người, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Tất cả những vấn đề liên quan tới cơ sở xác định quyền sở hữu, việc chuyển giao quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu được quy định cụ thể. Để bảo vệ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm đó, một mặt pháp luật tư sản quy định các biện pháp trừng trị kiên quyết các hành vi xâm phạm chế độ tư hữu, mặt khác cũng hạn chế những chế tài có khả năng làm tổn hại đến nó. Quyền tư hữu gồm có ba quyền: Quyền định đoạt, quyền chiếm hữu, và quyền sử dụng.Các quyền này được bảo vệ đặc biệt, luật tránh mọi quy định làm phương hại đến quyền tư hữu. Bộ luật được chia vật sở hữu thành hai loại: động sản và bất động sản. Chế định quyền sở hữu trong pháp luật t ư sản có độ hoàn thiện cao. ở chừng mực nhất định, sự hoàn thiện này tạo ra được sự an toàn, ổn định cho những n gười có tài sản về phương diện pháp lý. Nhà nước tư sản đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền sở hữu bởi trước tiên điều này liên quan tới các nhà tư sản, những người chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong dân cư nhưng lại nắm giữ tỉ lệ rất lớn của cải trong xã hội. 6.2. Chế định hợp đồng và trái vụ tư sản Chế định hợp đồng trong pháp luật tư sản được coi là một chế định hoàn thiện và ít mang dấu ấn chính trị. Chính vì lí do đó nên chế định hợp đồng trong pháp luật các nước tư sản có mức tương đồng cao, có thể nói đó là chế định pháp luật có tính nhất thể hoá cao trong pháp luật tư sản. Loại hợp đồng này là hình thức trao đổi chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Dân luật xác định quyền tự do và bình đẳng biểu hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng. Các bộ luật dân sự đều quy định rõ những điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng. Pháp luật chỉ cho phép huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp có sự đồng ý của tất cả các bên đã tham gia kí kết hợp đồng. Những thiên tai hay chiến tranh chỉ là lí do để trì hoãn việc thực hiện hợp đồng chứ không phải là căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng. ở giai đoạn đầu, giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh nguy ên tắc tự do hợp đồng được tuân thủ triệt để, được nhà nước, pháp luật tư sản bảo vệ triệt để. 6.3. Chế định về hôn nhân và gia đình So với pháp luật phong kiến, ở chế định này có những tiến bộ đáng kể. Trong pháp luật tư sản quy định những người kết hôn phải đạt một độ tuổi nhất định, họ tự nguyện lấy nhau chứ không bị ép gả như trong xã hội phong kiến. Dân luật tư sản củng cố quan hệ không bình đẳng trong gia đình, pháp luật bảo vệ gia đình hợp pháp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con cái trong giá thú. 7. Chế định của luật hình sự Luật hình sự tư sản có những tiến bộ lớn về hình thức pháp lí so với luật hình phong kiến. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có quy định về tội chống tôn giáo và các nguyên tắc về hình luật mà bản tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của nước Pháp đã đề ra. Các hình phạt trong nhà nước tư sản cũng bớt dã man hơn, thể hiện tính nhân đạo của giai cấp nắm quyền.Các hình phạt man rợ bị bãi bỏ và giảm nhẹ hình phạt cho những tội không nặng. 8. chế định tố tụng và tổ chức tư pháp Một sự tiến bộ có thể nói tới trong pháp luật tư sản đó là quyền tư pháp đã tách khỏi quyền hành pháp. Quan chức hành pháp không được nắm quyền xét xử mà quyền này được trao một cơ quan chuyên trách là toà án, tố tụng được tách thành tố tụng hình sự và tố tụng dân sự. Tố tụng tư sản là cơ sở pháp lý để bảo vệ cho hệ thống t ư pháp thực hiện chức năng của nó, ở các nước khác nhau tổ chức tư pháp cũng khác nhau. Chẳng hạn ở Pháp, việc xét xử của phong kiến trước kia đã được thay thế bằng hệ thống toà án tư sản, gồm có toà phúc thẩm, toà sơ thẩm và toà hoà giải. Kết luận Pháp luật tư sản đã trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản để quản lí xã hội. Nó mang lại cho nền văn minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn, tuy nhiên do dựa trên những quan hệ sản xuất của chế độ t ư hữu và bóc lột mà pháp luật tư sản không tránh khỏi chính những hạn chế lịch sử của nhà nước tư sản. Xét ở góc độ tích cực, chúng ta phải khẳng định rằng cùng với sự thay đổi của nhà nước tư sản, pháp luật tư sản đã dần trở thành một công cụ điều tiết có hiệu quả của toàn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
pháp luật tư sản giai cấp tư sản vai trò của pháp luật cách mạng tư sản nhà làm luậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 53 0 0 -
Tiểu luận Triết học số 3 - Pháp luật tư sản
11 trang 44 0 0 -
Giải bài Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên SGK Lịch sử 8
3 trang 34 0 0 -
Hoàn cảnh ra đời và ảnh hưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng
2 trang 33 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (Sách Chân trời sáng tạo)
10 trang 33 0 0 -
250 trang 32 1 0
-
Giáo án học kì 1 Lịch sử lớp 8 (Sách Chân trời sáng tạo)
124 trang 32 0 0 -
Tài liệu ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Gia Viễn
25 trang 32 0 0 -
Giải bài Hoàn thành cách mạng Tư Sản ở Châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX SGK Lịch sử 10
3 trang 29 0 0 -
Đề cương giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bùi Thị Xuân, Đà Lạt
10 trang 29 0 0