Thông tin tài liệu:
– Xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản dãn là: biến chứng thường gặp ở bệnh nhân xơ gan, tỉ lệ tử vong rất cao 30-40% lần đầu tiên.– Can thiệp thủ thuật nội soi cấp cứu khó khăn do:+ Trạng thái bệnh lý nặng.+ Kỹ năng nội soi của bác sĩ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VAI TRÒ CỦA SANDOSTATIN TRONG ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN DO VỠ TĨNH MẠCH THỰC QUẢN DÃN VAI TRÒ CỦA SANDOSTATIN TRONG ĐIỀU TRỊ CẤP CỨU XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ TRÊN DO VỠ TĨNH MẠCH THỰC QUẢN DÃN I. Đặt vấn đề: – Xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản dãn là: biến chứng thườnggặp ở bệnh nhân xơ gan, tỉ lệ tử vong rất cao 30-40% lần đầu tiên. – Can thiệp thủ thuật nội soi cấp cứu khó khăn do: + Trạng thái bệnh lý nặng. + Kỹ năng nội soi của bác sĩ. – Gần đây có nhiều thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa gián tiếp đượcdùng trong điều trị cấp cứu xuất huyết tiêu hoá do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản cóhiệu quả. II. Lịch sử về Somatostatin và Octreotide acetate (Sandostatin): – Somatostatin là một kích thích tố được Guillemin tìm ra năm 1973 (năm1978 Guillemin được giải Nobel). Mới đầu người ta tưởng Somatostatin chỉ có ởnão và chỉ ức chế kích thích tố tăng trưởng nhưng dần dần các tác giả nhận thấySomatostatin hiện diện khắp nơi trong cơ thể người và có nhiều tác dụng trên hệtiêu hoá. – Somatostatin được tìm thấy: + Trong tế bào D ở các đảo tụy (Pancreatic islets) + Trong tế bào D ở dạ dày và ruột. + Trong hệ thần kinh trung ương (từ vùng dưới đồi ở não bộ), tim, mắt,tuyến giáp, tuyến hung và da. – 1978 Tyden là người đầu tiên dùng Somatostatin tự nhiên để điều trị xuấthuyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản dãn. – 1980 Bories chứng minh được rằng Somatostatin làm giảm áp lực tĩnhmạch gan và ở hệ cửa. – 1985 Jenkins lần đầu tiên so sánh tác dụng giữa Vasopressin vàSomatostatin trong xuất huyết tiêu hoá do xơ gan. – Vì thời gian bán huỷ của Somatostatin ngắn nên có nhiều hạn chế trongkhi sử dung nên các nhà khoa học đã tổng hợp Octreotide có cùng tác dụng nhưngthời gian bán huỷ dài hơn. – Octreotide acetate còn được gọi là Sandostatin, công thức viết gọn là:C49H66N10O10S2 III. Dược tính của Sandostatin: – Theo Bloom (1987), Somatostatin và Octreotide có tác dụng ức chế sựbài tiết nhiều kích thích tố nội tiết như: + Kích thích tố tăng trưởng + Secretin, Motilin, Polypeptide ở tuỵ tạng + Glucagon + Ức chế sự bài tiết dịch vị của dạ dày + Ưùc chế sự bài tiết Insulin – Octreotide có tác ddụng tương tự với Somatostatin thiên nhiên nhưnghoạt tính của Octreotide mạnh hơn Somatostatin gấp 45 lần (Bauer 1982). Các thụthể của Somatostatin và Octreotide phân bố khắp trong cơ thể nhưng tập trungnhiều nhất ở ruột. Tuy nhiên, việc áp dụng Somatostatin vào lâm sàng bị hạn chếvì thời gian bán huỷ của thuốc chỉ có vài phút. Phải đợi đến khi có Octreotideacetate (Sandostatin) ra đời với thời gian bán huỷ 90 phút, kích thích tố này mớithực sự được dùng cho rất nhiều loại bệnh. IV. Cơ chế tác dụng: – Trong xuất huyết tiêu hoá trên do vỡ tĩnh mạch thực quản dãn Octreotideacetate (Sandostatin) có tác dụng làm co mạch tạng qua cơ chế: + Ưùc chế các hormon vận mạch của hệ tiêu hoá + Có tác động co mạch trực tiếp trên thành các tĩnh mạch thuộc hệ của nênOctreotide làm giảm lượng máu vào gan, làm giảm lượng máu trong hệ thống tuầnhoàn bàng hệ từ đó làm giảm áp lực trong hệ cửa. – Nói chung, Octreotide tạo nên các hệ quả sau đây: + Giảm lượng máu ở hệ tạng 25%. + Giảm lượng máu đến gan 25%. + Giảm áp lực trên gan bít 10-15%. + Giảm áp lực trong tĩnh mạch thực quản trướng 35%. – Tất cả tác dụng này làm giảm lượng máu đến cung cấp cho các búi tĩnhmạch thực quản nhờ vậy áp lực trong các cấu trúc nói trên hạ xuống. Ngoài ra, quatác dụng ức chế bài tiết dịch vị nên cục máu đông tạo ra ở vị trí vỡ không bị tansớm vì thế hiện tượng cầm máu tự nhiên dễ tiến hành. – Thuốc không làm thay đổi mạch, huyết áp và cung lượng tim nghĩa làkhông tác dụng toàn thân đáng kể nên thuốc dễ dung nạp và có thể dùng an toàncho bệnh nhân. – Các nghiên cứu đầu tiên đã mở đường cho các nghiên cứu tiếp sau, cùngchủ đề. Năm 1993 có 13 báo cáo tại nhiều trung tâm cho thấy tỉ lệ thành công củaSomatostatin và Octreotide lên đến 70%. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấySomatostatin và Octreotide có tác dụng cầm máu tương đương chích xơ nhưng ítbiến chứng hơn. – Một ưu điểm của Somatostatin và Octreotide so với ống thông Blakemorelà ít có tai biến và nhất là dễ dùng. Octreotide dược dùng tiêm tĩnh mạch lúc đầuvới liều 0.1 mg sau đó là truyền tĩnh mạch liên tục 0.025mg/giờ pha trong dungdịch ngọt mặn đẳng trương trong 24 giờ (hoặc 48 giờ) trước khi chuyển sang chíchxơ hoặc các biện pháp phòng ngừa xuất huyết tái phát khác. V. Phản ứng phụ và độc tính: – Các phản ứng phụ được nêu trong y văn gồm: buồn nôn (8%), đau bụng(9%), tiêu chảy (7%). Ngoài ra còn các phản ứng phụ hiếm khi thấy là: táo bón,đầy bụng, vàng da và tăng men chuyển hoá. Phản ứng tại c ...