Bài viết Vai trò của trường Đại học Hùng Vương trong việc thúc đẩy liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản của địa phương và khu vực phía Bắc đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Trường Đại học Hùng Vương trong việc thúc đẩy liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm giải quyết các vấn đề của địa phương và vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của trường Đại học Hùng Vương trong việc thúc đẩy liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản của địa phương và khu vực phía Bắc
Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |203
VAI TRÒ CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
TRONG VIỆC THÖC ĐẨY LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI GIÁ TRỊ
NÔNG SẢN CỦA ĐỊA PHƢƠNG VÀ KHU VỰC PHÍA BẮC
TS. Phạm Thái Thủy*, TS. Phan Chí Nghĩa,
TS. Vũ uân Dƣơng, Nguyễn Cao Sơn, TS. Lƣu Thế Vinh
Trường Đại học Hùng Vương
Tóm tắt:
Gần 20 năm thành lập, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đang từng bƣớc trở thành một trung
tâm nghiên cứu khoa học hiện đại và chuyển giao công nghệ tiên tiến, phục vụ sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của tỉnh Phú Thọ và cả nƣớc. Giai đoạn 2015-2020,
Nhà trƣờng đã triển khai thực hiện 436 đề tài KH&CN các cấp, trong đó có 04 đề tài/dự án
cấp Nhà nƣớc, 02 đề tài/dự án cấp Bộ, 19 đề tài cấp Tỉnh,... Bên cạnh đó, Nhà trƣờng còn
tích cực và chủ động tham gia nhiều hoạt động tƣ vấn các dự án liên kết phát triển chuỗi
giá trị nông sản. Thông qua các hoạt động này, giảng viên của Nhà trƣờng có nhiều đóng
góp công sức và trí tuệ góp phần thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong quá
trình liên kết. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng
cƣờng vai trò của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng trong việc thúc đẩy liên kết phát triển sản
xuất theo chuỗi giá trị nhằm giải quyết các vấn đề của địa phƣơng và vùng.
Từ khóa:
Chuỗi giá trị, Liên kết sản xuất, Đại học Hùng Vƣơng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trƣờng đại học địa phƣơng là các trƣờng đại học công lập thuộc quyền quản lý trực tiếp
của chính quyền địa phƣơng (cấp Tỉnh/thành phố). Sứ mạng của các trƣờng đại học địa phƣơng
chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển
giao công nghệ, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và vùng lân cận. Với định
hƣớng phát triển theo hƣớng ứng dụng, nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của các địa phƣơng, thời gian qua, các trƣờng đã thực hiện khá tốt sứ mạng của mình và
đóng góp một phần không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các địa
phƣơng, cũng nhƣ phát huy vai trò của một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ
thuật, công nghệ cho phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh.
Vai trò của trƣờng đại học địa phƣơng đối với việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
(CGT) đƣợc thể hiện thông qua một số hoạt động nhƣ: đào tạo nhân lực có trình độ tay nghề cao
tham gia vào quá trình sản xuất, cung cấp chuyên gia tham gia chia sẻ tri thức, tƣ vấn chính sách,
cũng nhƣ tham gia sâu, trực tiếp vào các khâu của quá trình sản xuất; nghiên cứu, phát triển
(R&D), chuyển giao quy trình kỹ thuật, khoa học công nghệ phục vụ sản xuất; tham gia tƣ vấn,
triển khai dự án sản xuất, thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển. Để thực hiện nhiệm
vụ này, cũng nhƣ doanh nghiệp, các đại học có vai trò phổ biến nhằm tăng cƣờng nhận thức về
204| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
hợp tác với doanh nghiệp, thiết lập quan hệ và xây dựng chiến lƣợc hợp tác lâu dài với doanh
nghiệp.
Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đang thực hiện
sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực cho địa phƣơng và vùng, tiến hành chuyển giao công nghệ,
thúc đẩy hợp tác quốc tế, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh
Phú Thọ, vùng và quốc gia. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong tình hình mới, Nhà
trƣờng đã chủ động, tiên phong trong việc thúc đẩy quá trình tiếp nhận chuyển giao công nghệ,
gắn lý thuyết với thực tiễn thông qua việc tham gia các dự án, chƣơng trình tƣ vấn trong lĩnh vực
nông nghiệp.
Mục tiêu của bài viết là phản ánh đƣợc vai trò của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng trong việc
thúc đẩy liên kết phát triển các CGT nông sản của địa phƣơng và khu vực đặt trong bối cảnh tái
cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi tƣ duy từ sản xuất nông nghiệp sang tƣ duy kinh tế
nông nghiệp. Định hƣớng và các hàm ý chính sách góp phần thúc đẩy các hoạt động tƣ vấn của
Nhà trƣờng. Số liệu về vai trò của hoạt động tƣ vấn các dự án liên kết đƣợc thu thập từ các
trƣởng nhóm thực hiện dự án là cán bộ, giảng viên của Nhà trƣờng và phỏng vấn trực tiếp qua
điện thoại với các chủ thể CGT ở địa phƣơng thông qua điện thoại.
Đối tƣợng nghiên cứu của bài viết là hoạt động thúc đẩy liên kết phát triển của các trƣờng
Đại học Hùng Vƣơng. Phạm vi về nội dung là Nghiên cứu về vai trò, thực trạng, cơ hội và thách
thức của trƣờng Đại học Hùng Vƣơng trong hoạt thúc đẩy liên kết phát triển; Phạm vi về không
gian: các tỉnh mà Nhà trƣờng đang triển khai dự án, tập trung tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái.
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2019-2021 bằng
phƣơng pháp quan sát trực tiếp tại các mô hình mà Nhà trƣờng tƣ vấn và triển khai; Những
phƣơng hƣớng và giải pháp đề xuất đến năm 2025.
2. CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ LIÊN KẾT SẢN XUẤT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG SẢN
2.1. Một số khái niệm
Theo Micheal Porter (1985), CGT là chuỗi của một hệ thống các hoạt động thực hiện trong
một doanh nghiệp thuộc một ngành cụ thể để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động
này có thể bao gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tƣ đầu vào, sản
xuất, tiếp thị và phân phối, cung cấp các dịch vụ đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng nhƣ chăm sóc
khách hàng, bảo hành sản phẩm... Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và
tại mỗi hoạt động sản xuất thu đƣợc một số giá trị nào đó, các giá trị này bổ sun ...