Thông tin tài liệu:
Tướng Hong Beom-Do là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, đại diện tiêu biểu cho ý chí bất khuất của nhân dân Triều Tiên trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống lại sự ảnh hưởng và ách cai trị của Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của tướng Hong Beom-Do trong phong trào yêu nước chống Nhật của nhân dân Triều Tiên đầu thế kỷ XXTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 22, Số 3 (2023) VAI TRÒ CỦA TƯỚNG HONG BEOM-DO TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG NHẬT CỦA NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN ĐẦU THẾ KỶ XX Lê Nam Trung Hiếu Khoa Quốc tế, Đại học Huế Email: lenamtrunghieu@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 27/3/2023; ngày hoàn thành phản biện: 28/3/2023; ngày duyệt đăng: 26/6/2023 TÓM TẮT Tướng Hong Beom-Do là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, đại diện tiêu biểu cho ý chí bất khuất của nhân dân Triều Tiên trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống lại sự ảnh hưởng và ách cai trị của Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX. Ông nhận được sự kính trọng của tất cả các bên tham gia phong trào yêu nước và đấu tranh giành độc lập dân tộc, thể hiện rõ ở việc từ lâu chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) đã tranh chấp trong mong muốn chung là hồi hương mộ phần của ông. Bài viết này nhằm làm rõ vai trò quan trọng của Tướng Hong Beom-Do trong phong trào kháng chiến chống Nhật bằng hoạt động vũ trang có tổ chức trong giai đoạn Triều Tiên bị sáp nhập vào lãnh thổ của Đế quốc Nhật Bản (1910-1945), cũng như những ghi nhận đương đại về công lao của ông đối với lịch sử giành độc lập của người Triều Tiên. Từ khóa: Hong Beom-Do, phong trào kháng chiến chống Nhật, sự cai trị của Nhật Bản, Hàn Quốc.1. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG NHẬT CỦA NGƯỜI TRIỀU TIÊN TRONGGIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX Trong giai đoạn cuối cùng của lịch sử Đế quốc Đại Hàn trước khi bị Nhật Bảnsáp nhập, nhiều nhóm sĩ phu quan lại yêu nước Triều Tiên đã ra sức chống trả lại sự ápbức của người Nhật. Việc Đế quốc Nga bại trận trong chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1095) đã buộc Triều Tiên phải ký hiệp ước bảo hộ với Nhật Bản vào năm 1905. Hiệpước bảo hộ này đã khiến cho một số cuộc nổi dậy chống Nhật đã diễn ra ở phía nambán đảo Triều Tiên. Ba cuộc nổi dậy nổi bật nhất là cuộc nổi dậy của Min Chong-sik ởHongchu (phía nam tỉnh Ch’ungch’on), của Ch’oe Ik-hyon ở Sunch’ang (phía bắc tỉnhCholla), và nhất là của Sin Ul-sok ở bắc tỉnh Kyongsang. 11Vai trò của tướng Hong Beom-Do trong phong trào yêu nước chống Nhật của nhân dân Triều Tiên … Năm 1907 xảy ra nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu việc Nhật Bản gia tăngảnh hưởng và áp đặt sự thống trị lên nhân dân Triều Tiên. Tháng 7 năm 1907, vuaGojong bị ép phải thoái vị. Ngày 24 tháng 7 năm 1907, triều đình mới của Triều Tiên,bạc nhược về bản chất, nhanh chóng ký với Khâm sứ (Resident - General) của NhậtBản một thỏa thuận giải giáp quân đội Triều Tiên. Ngày 01 tháng 8 cùng năm, những sĩquan cao cấp của quân đội Triều Tiên bị triệu tập lên để thông báo về việc giải giápquân đội quốc gia. Phản ứng trước mệnh lệnh vô lý này, một trong các sĩ quan có nănglực nhất của Triều Tiên, Thiếu tá Pak Se-han, đã phẫn uất tự sát, kéo theo một cuộcbinh biến của hàng trăm sĩ quan và binh lính Triều Tiên dưới quyền. Đây là sự biếnđáng kể nhất trong quá trình chuyển giao quyền lực “hòa bình” mà Nhật Bản đạo diễnở Triều Tiên. Một số lượng lớn binh lính Triều Tiên trong tổng số 9000 quân chính quyđào tạo theo lối Tây phương với 311 sĩ quan đã chấp nhận giải giáp. Một số lượngđáng kể khác, gồm các cá nhân và nhóm nhỏ phân tán, đã gia nhập các đội nghĩa quân(Uibyong) đánh Nhật, là những nhóm kháng chiến vốn đã tồn tại từ khi hiệp ước bảohộ giữa Nhật Bản và Triều Tiên được thiết lập. Những người này trở thành nhóm nòngcốt trong huấn luyện và tác chiến ở các đội nghĩa quân. Như Eugen Kim (1962) nhậnxét, bằng việc đột ngột giái giáp quân đội Triều Tiên, người Nhật ở Triều Tiên đã diệttrừ khả năng xảy ra của việc kháng chiến chống lại sự cai trị của Nhật Bản bằng quânđội chính quy Triều Tiên, nhưng đồng thời lại cung cấp nguồn dự trữ dồi dào cho lựclượng nổi dậy, do nhiều trong số những binh lính và sĩ quan bị giải ngũ đã tham giacác đội nghĩa quân đánh Nhật: Ước tính vào cuối năm 1907 có khoảng 50.000, và năm1908 là 70.000 người tham gia nổi dậy chống Nhật [3, tr.56]. Chính quyền và quân độiNhật Bản đã ra sức trấn áp nổi dậy, làm cho lực lượng này thiệt hại nghiêm trọng vàdần dần suy yếu trong những năm tiếp sau đó. Việc Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên vào năm 1910 là một kết cục tất yếu, và dùchính quyền Nhật Bản muốn quá trình này diễn ra hòa bình thì thực tế tại Triều Tiênlại cho thấy một chính sách hà khắc, thiếu hệ thống và thiếu kiến thức về chính trị vàxã hội Triều Tiên truyền thống. Về bản ch ...