Danh mục

Vai trò của văn hóa trong kinh doanh

Số trang: 31      Loại file: doc      Dung lượng: 238.00 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những yếu tố đảm bảo cho sự kinh doanh thành công tại VN là phải hiểu được văn hoá và cách ứng xử của người bản xứ. Vấn đề này có thể tác động mạnh mẽ đến các quan hệ và hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số rào cản phi chính thức đối với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại VN. Đây là những điểm hoàn toàn khác biệt mang tính đặc trưng của phương đông. Ví dụ: việc gây khó khăn của công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của văn hóa trong kinh doanh TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH V¨n hãa kinh doanh/VH doanh nghiÖp viÖt Nam Một trong những yếu tố đảm bảo cho sự kinh doanh thành công tại VN là phải hiểu được văn hoá và cách ứng xử của người bản xứ. Vấn đề này có thể tác động mạnh mẽ đến các quan hệ và hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số rào cản phi chính thức đối với hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại VN. Đây là những điểm hoàn toàn khác biệt mang tính đặc trưng của phương đông. Ví dụ: việc gây khó khăn của công chức nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ, giấy tờ xin cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, những vấn đề này có thể được giải quyết nhanh chóng thông qua tư vấn SMIC. Danh thiếp Mặc dù không thông dụng như ở các nước khác như Nhật bản và Đài Loan nhưng việc trao thẻ danh thiếp vẫn là một việc rất quan trọng. Lưu ý rằng bạn có thể dễ dàng nhận được danh thiếp của người VN nhưng điều đó không đảm bảo rằng công ty được in trong danh thiếp là hợp pháp và người có tên trong danh thiếp đó là đáng tin cậy. Danh thiếp của bạn nên được in bằng cả 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) để tạo cho bạn sự thuận lợi trong giao tiếp với đối tác VN. Danh thiếp nên được trao và nhận bằng cả hai tay. Tiếp xúc trong kinh doanh Mặc dù người VN có thể đồng ý đề nghị tiếp xúc với những người chưa quen biết, nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu lần gặp đầu tiên được giới thiệu từ một nhà đầu tư đã được biết đến tại VN, thông qua bạn bè hoặc một kênh chính thức nào đó; ví dụ các hiệp hội, các tổ chức tư vấn …. Ngôn ngữ bóng gió (ngôn ngữ nóng) Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong hầu hết các cuộc tiếp xúc với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức tư vấn nhưng việc này sẽ không thể thực hiện trong trường hợp tiếp xúc với các quan chức chính phủ hay các doanh nghiệp nhà nước. Cần chú ý rằng, nhiều người VN có thể giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh nhưng quá trình giao tiếp cần chậm và súc tích. Khi sử dụng phiên dịch, bạn nên nói trực tiếp với đối tác và nhìn thẳng vào mắt họ. Nếu có thể, hãy cố gắng sử dụng phiên dịch người Việt Nam. Tiếp đãi Người VN rất lịch sự và thường cười để biểu thị sự đồng ý với bạn cho dù trong thực tế họ có thể không hiểu rõ những gì bạn đã nói. Những nụ cười và những cái gật đầu thường là để biểu thị việc họ hiểu những gì bạn đang nói mà không phải là những cam kết kinh doanh. Nhà đầu tư nước ngoài cũng nên có những tài liệu giao dịch bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt kèm theo danh thiếp và các sản phẩm cụ thể trong những cuộc đàm phán. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nên đặt lịch làm việc với các đối tác VN và chuẩn bị các tài liệu liên quan đã được dịch sang tiếng Việt Nam trong cuộc họp để cả hai bên có thể hiểu rõ những gì muốn thảo luận. Tiệc tùng có ý nghĩa quan trọng trong làm ăn tại VN. Những bữa ăn tối với các đại lý và nhà phân phối sẽ giúp phát triển mạng lưới phân phối và làm găn bó thêm mối quan hệ giữa các đối tác VN với nhà đầu tư. Việc chúc tụng trong các buổi tiệc lớn và hát hò sau bữa tiệc là rất phổ biến. Khi tại bữa tiệc có rượu cognac hoặc whisky thì mọi người chỉ cùng bắt đầu uống sau những lời chúc tụng. Ly rượu lên được cầm bằng tay phải và khi chúc thì chúc với người ngồi bên trái. Thông thường những lời chúc tụng là “Trăm phần trăm” hoặc “chúc sức khoẻ” Đàm phán – Vấn đề quan trọng nhất trong đàm phán tại VN là phải kiên nhẫn Để đàm phán thành công thì vấn đề hiểu rõ nền văn hoá VN là một vấn đề hết sức quan trọng. Bạn nên thảo luận chi tiết về giá cả và phương thức thanh toán trong buổi đàm phán. Người Việt Nam thường thích mua các mặt hàng nổi tiếng, bền, tốt và kèm theo các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng. Không nên cảm thấy nặng nề khi có những phút im lặng trong quá trình đàm phám. Giữ im lặng là rất có ích nếu phía VN đưa ra những yêu cầu và đề nghị không có căn cứ hoặc không thể đáp ứng. Người VN dễ bị ảnh hưởng bởi không khí của buổi đàm phán, bạn nên tránh những hành vi bất lịch sự, thô thiển. Người VN là những con người có tự trọng, vì vậy tỏ thái độ tôn trọng và lịch sự sẽ là cách tốt nhất để đạt được thành công trong đàm phán. Tiến trình đàm phán có thể diễn ra chậm vì thường có những giao tiếp xã giao không chính thức trước cuộc đàm phán. Các quyết định kinh doanh cũng thường không đạt được ngay từ buổi gặp đầu tiên. Nếu bạn muốn có ngay sự phản hồi của đối tác, hãy gửi những tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt cho đối tác VN trước khi cuộc họp diễn ra. Các thoả thuận nên ngắn gọn, dễ hiểu và chính xác. Không nên bỏ quá nhiều thời gian vào việc mặc cả những vấn đề nhỏ và quá chi tiết. Bạn nên sử dụng các chuyên gia tư vấn pháp luật trong quá trình đàm phán đặc biệt nếu nội dung đàm phán có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Để tránh sự hiểu nhầm, cần yêu cầu người phiên dịch của bạn xem lại các tài liệu để đảm bảo rằng các bên có cùng một loại tài liệu với những nội dung giống nhau. Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ nào về thẩm quyền đàm phán của phía đối tác Việt Nam, hãy yêu cầu đối tác xuất trình giấy uỷ quyền có chữ ký và được đóng dấu của giám đốc công ty là người có thẩm quyền tham gia đàm phán. Hãy thận trọng đối với các thoả thuận bằng miệng vì nó có thể bị thay đổi thậm chí cả trong trường hợp bên VN và bên nước ngoài đã có những thoả thuận mang tính nguyên tắc. Bên VN có thể yêu cầu đàm phán lại nếu họ cho rằng các điều kiện trước đó đã thay đổi hoặc có thể yêu cầu đàm phán thêm về một số vấn đề khác. Thư từ giao dịch Phí giao dịch bằng điện thoại ở Việt Nam là tương đối cao so với khu vực và thế giới. Vì vậy, các công ty VN thường mong muốn đối tác nước ngoài gọi cho họ. Các thư từ giao dịch thường được gửi thông qua fax. Các thư từ giao dịch với Chính phủ, các Bộ, Ngành của VN nên được viết bằng Tiếng Việt. Quà tặng Tặng quà cho nhau là thói quen trong hoạt động kinh doanh tại VN. Quà tặng thường được sử dụng vào cuối mỗi buổi gặp và chỉ cần những món quà nhỏ cho buổi gặp l ...

Tài liệu được xem nhiều: