Bài viết này đi sâu nghiên cứu vị trí cảnh quan, vai trò của vùng đất Vĩnh Ninh đối với kinh đô cổ Tây Đô. Từ đó bài viết cũng khái quát những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này phục vụ việc khai thác, phát triển du lịch của địa phương gắn với phát huy giá trị di sản thế giới Thành Nhà Hồ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của vùng đất Vĩnh Ninh đối với kinh thành Tây ĐôTẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 VAI TRÕ CỦA VÙNG ĐẤT VĨNH NINH ĐỐI VỚI KINH THÀNH TÂY ĐÔ Nguyễn Xuân Toán1 TÓM TẮT Theo bản đồ khoanh vùng và công nhận của UNESCO năm 2011, vùng đất VĩnhNinh (xã Vĩnh Ninh), huyện Vĩnh Lộc là khu vực nằm trong địa phận vùng đệm gồm 8 xãvà 01 thị trấn của di sản thế giới Thành Nhà Hồ và được đánh giá là khu vực đảo đảmnhững cảnh quan môi trường, núi sông tuyệt đẹp đối với kinh đô cổ Tây Đô. Vùng đất cổ Vĩnh Ninh chiếm một vai trò đặc biệt trong việc thiết kế cảnh quancủa một kinh đô, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Hồ Quý Ly về chính trị, quân sự trongbối cảnh xã hội Đại Việt đang rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước đứngtrước nguy cơ tồn vong ở giai đoạn cuối thế kỷ XIV. Bài viết này đi sâu nghiên cứu vị trícảnh quan, vai trò của vùng đất Vĩnh Ninh đối với kinh đô cổ Tây Đô. Từ đó bài viếtcũng khái quát những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này phục vụ việc khai thác, pháttriển du lịch của địa phương gắn với phát huy giá trị di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Từ khóa: Kinh đô cổ Tây Đô, Thành Nhà Hồ, xã Vĩnh Ninh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã Vĩnh Ninh thuộc vùng đệm của di sản Thành Nhà Hồ, chứa đựng tất cả cácgiá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan, sông hồ, hang động, kiến trúc liên quan đến triềuđại và di sản Thành Nhà Hồ. Với những lợi thế về vị trí, cảnh quan, được thiên nhiênưu đãi, Vĩnh Ninh có vị trí quan trọng đối với kinh đô Tây Đô trước đây và di sản thếgiới Thành Nhà Hồ ngày nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vị trí, cảnh quancủa vùng đất An Tôn (Vĩnh Lộc ngày nay) đối với việc hình thành kinh đô nhà Hồ vàvương triều Hồ trong lịch sử, tuy nhiên, về vùng đất Vĩnh Ninh với Kinh thành TâyĐô, thì cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên biệt. Bài viết này sẽ bổ sungnhững tư liệu có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quy hoạch, quản lý, bảo tồn vàphát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về kinh thành Tây Đô và vùng đất Vĩnh Ninh 2.1.1. Kinh thành Tây Đô Vào những thập niên cuối thế kỷ XIV, vương triều Trần rơi vào tình trạng khủnghoảng trầm trọng, toàn diện, chính quyền trung ương tập quyền suy yếu, khởi nghĩa1 CN. PGĐ Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa 120 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015nông dân diễn ra khắp nơi, nguy cơ bị ngoại bang xâm lược trở thành hiện hữu... Tronghoàn cảnh lịch sử đó, Hồ Quý Ly với trọng trách là đại thần nắm quyền lực thực quyềntối cao trong vương triều Trần lúc này, đã có kế hoạch rời kinh đô từ Thăng Long vềThanh Hóa, đồng thời lập ra một triều đại mới với mục đích đưa đất nước trở lại cườngthịnh, độc lập. Công việc xây thành (1397) và dời đô (1398) đã biến vùng đất An Tôntrở thành kinh đô của đất nước những năm cuối vương triều Trần và Hồ (1398 - 1407). Kinh thành Tây Đô với kiến trúc trung tâm là tòa Hoàng Thành bằng đá có tọa độ20004’06-20005’01N và 105026’23-105037’00E. Thành An Tôn được Hồ Quý Ly chỉđạo xây dựng trong thời gian “ba tháng”. Tòa Hoàng Thành của kinh thành Tây Đô hiện còn nguyên vẹn với bốn bứctường và cổng thành với 6 vòm cuốn. Thành được xây dựng bằng những khối đá lớn cókích thước trung bình 2,20m x 1,50m x 1,20m, nặng khoảng 10 tấn, có viên dài 7m,cao 1,50m, nặng 16 tấn, viên lớn nhất nặng tới 26,70 tấn [1; tr 74]. Đây là thành tựucủa kĩ thuật xây dựng đá lớn mà chưa kinh thành nào ở khu vực Đông Á và Đông NamÁ cùng thời kỳ có được. 2.1.2. Vùng đất Vĩnh Ninh Vĩnh Ninh là một trong 8 xã và 01 thị trấn thuộc vùng đệm di sản thế giới ThànhNhà Hồ (bao gồm Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Tiến, Vĩnh Khang, VĩnhLong, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang và thị trấn Vĩnh Lộc), nằm cách huyện lỵ Vĩnh Lộc 2kmvề phía Tây Nam, cách Thành Nhà Hồ 5km về phía Nam, cách thành phố Thanh Hóa40km về phía Tây Bắc, gồm có 4 làng là: Thọ Vực, Kỳ Ngãi, Yên Lạc, Phi Bình. Xã Vĩnh Ninh có vị trí địa lý khá đặc biệt, là điểm nối phía Đông Nam của huyệnVĩnh Lộc (huyện trung du) với huyện Yên Định (đồng bằng); Ba mặt của xã giáp vớisông Mã, mặt còn lại dựa núi. Cùng với khu vực xã Vĩnh Khang (trước đây thuộc VĩnhNinh), đây là vùng đất “tụ thủy”, nơi hợp lưu giữa sông Mã và sông Bưởi trước khichảy về phía Ngã Ba Bông. Trong đánh giá của Trung tâm Di sản thế giới (WHC) đốivới hồ sơ khoa học Thành Nhà Hồ đề cử UNESCO, đây là vùng “tiền án” trong cảnhquan cổ của kinh thành Tây Đô cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Xã Vĩnh Ninh có diện tích tự nhiên 186,16ha. Phía Đông giáp xã Vĩnh Khang vàxã Vĩnh Thành, với địa giới 2,2km. Phía Tây, phía Nam và phía Bắc đều giáp ...