Thông tin tài liệu:
Vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945Về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, là do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 Vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945Về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, làdo sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Ðảng. Với thắng lợi đó Chẳng những giaicấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dântộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cáchmạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Ðảng mới 15 tuổi đã lãnh đạocách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc (1).Sự lãnh đạo của Ðảng trước hết ở sự bổ sung, phát triển hoàn chỉnh hệ thống các quan điểm về cách mạng giải phóngdân tộc; ở sự lựa chọn hình thức và phương pháp cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể; ở sự tổ chứ c xây dựnglực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; ở sự nhận thức tình thế và thời cơ cách mạngđể đưa quần chúng vào hành động cách mạng; ở sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung, thống nhất trong giờ phút có ý nghĩaquyết định đến thắng lợi.Ðể đưa cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) đến thắng lợi bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, có ba thời điểmlịch sử thể hiện bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo đặc biệt của Ðảng ta: đó là các hội nghị Trung ương từ cuối năm1939 đến đầu năm 1941 phát triển hoàn chỉnh, sáng tạo đường lối giải phóng dân tộc; những quyết sách quan trọng cuố inăm 1944 đầu năm 1945 thổi bùng lên cao trào kháng Nhật cứu nước; quyết định Tổng khởi nghĩa của Hội nghị Ðảngtoàn quốc tháng 8-1945.Các Hội nghị Trung ương Ðảng (11-1939), (11-1940) và nhất là Hội nghị Trung ương tám (5-1941) đã đề ra những quanđiểm và biện pháp cơ bản chỉ đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Một là, phải đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị Trung ương 11-1939 chủ trươngPhải đưa cao cây cờ dân tộc lên. Bước đường sinh tồn của các dân tộc Ðông Dương không có con đường nào kháchơn là đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độclập (2). Hội nghị Trung ương tám do Hồ Chí Minh chủ trì (5-1941) nhấn mạnh: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lậpcho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Ðảng ta (3). Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặtdưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc (4).Hai là, động viên, tổ chức và đoàn kết lực lượng của toàn dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất và lựa chọn hình thức tổchức Mặt trận Việt Minh. Nếu Hội nghị Trung ương chủ trương lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Ðông Dương thìHội nghị Trung ương tháng 5-1941 chủ trương lập Mặt trận riêng của Việt Nam đó là Việt Nam độc lập đồng minh (ViệtMinh). Tổ chức Mặt trận trong khuôn khổ dân tộc Việt Nam nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, yêu nước nhằmvào mục tiêu độc lập dân tộc. Mặt trận được xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ và bao gồm các đoàn thể cứu quốc.Ðảng lãnh đạo Mặt trận bằng cách đưa quan điểm, chính sách vào các đoàn thể và hoạt động của Mặt trận và thông quacác đảng viên tham gia Mặt trận và đoàn thể.Ba là, Ðảng chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), Ðảngchủ trương phát triển lực lượng vũ trang từ đội du kích Bắc Sơn, xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai, xây dựng cứuquốc quân. Ngày 28-1-1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước và trực tiếp chỉ đạo xây dựng căn cứ địa cách mạng ở CaoBằng. Tại các căn cứ địa lực lượng chính trị của quần chúng tập hợp trong Mặt trận Việt Minh ngày càng phát triển rộnglớn. Từ lực lượng chính trị đó phát triển lực lượng vũ trang. Những vấn đề về chính quyền, về kinh tế, xã hội cũng đượcđặt ra và thực hiện ở vùng căn cứ địa cách mạng.Bốn là, Ðảng đặt nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang để giành độc lập, giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm. Hội nghịTrung ương (11-1939) đã chủ trương: dự bị những điều kiện bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc. Hộinghị trung ương (5-1941) xác định: Cuộc cách mạng Ðông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang.Phải chuẩn bị lực lượng sẵn sàng để có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thểgiành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn (5).Các hội nghị Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phân tích tình hình chiến tranh thế giới, âm mư u thủ đoạn củathực dân Pháp, phát-xít Nhật và dự báo thời cơ, chỉ đạo xây dựng lực lượng về mọi mặt, chú trọng công tác xây dựngÐảng để Ðảng có thể hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo thành công cách mạng giải phóng dân tộc.Năm 1944, tình hình thế giới có những chuyển biến mau lẹ, phong trào cách mạng trong nước đã phát triển mạnh mẽ,Ðảng và Mặt trận Việt Minh đã chủ trương về sửa soạn khởi nghĩa và sắm võ khí đuổi thù chung. Hồ Chí Minh trong thưgửi đồng bào toàn quốc 10-1944 đã chỉ rõ Cơ hội cho dân tộc ta, giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa. ...