Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước
Số trang: 32
Loại file: doc
Dung lượng: 684.00 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước 03/02/2004 - Tin tức chung Nhandan.org.vn, 2/3/2004 Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội và trong quản lý nhà nước (QLNN). Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-5-1994 khẳng định: 'Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ'. Phụ nữ tham gia QLNN là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực và trí tuệ của mình. Phụ nữ Việt Nam chiếm 51,48% số dân và 48% lực lượng lao động toàn xã hội, và chiếm khoảng 20% cán bộ làm công tác lãnh đạo và QLNN các cấp từ T.Ư đến cơ sở. Trong đó, số nữ Ủy viên T.Ư Ðảng khóa VII là 12, khóa VIII tăng lên 18 (tuy vậy khóa IX lại còn 12). Ở cấp tỉnh, tỉnh ủy viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa VII lên 280 trong khóa VIII. Phụ nữ tham gia các cấp ủy địa phương đạt 10- 11%, trong đó bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị tham gia thường vụ cấp ủy đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận. Về chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 13,1%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương chiếm 13%. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng 1,6% là nữ. Phó Chủ tịch UBND là 2 - 4%. Khóa 1999 - 2004, số nữ là đại biểu HÐND cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm 17%. Nữ đại biểu QH khóa X là 26,22%, khóa XI là 27,31%. Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau New Zealand). Sự gia tăng số lượng nữ tham gia QLNN chứng tỏ chất lượng, trình độ cán bộ lãnh đạo của nữ giới ngày càng nâng cao. Hiện nay, phụ nữ chiếm tỷ lệ 61% những người có trình độ cao đẳng, 34% những người có trình độ đại học, 30% những người có trình độ thạc sĩ, 21% những người có trình độ tiến sĩ và 4% những người là tiến sĩ khoa học. Mặt bằng học vấn này đã giúp phụ nữ tham gia ngày càng tốt hơn công tác QLNN. Theo đánh giá của Văn phòng QH, việc tham gia xây dựng pháp luật và chính sách, đóng góp ý kiến cho công tác QLNN và tọa đàm với cử tri của các nữ đại biểu QH ngày càng có chất lượng. Vì vậy, các chị càng thêm tự tin, trình bày ý kiến đại diện cho người dân và cho chính giới nữ trong các kỳ họp của QH. Hiện nay, số cán bộ công chức (CBCC) nữ tham gia công tác QLNN trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một Phó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch UBND, 22 Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ CBCC nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ. Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp. Trong số hơn 300 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có khoảng 15% do phụ nữ đứng đầu hoặc nắm giữ cương vị chủ chốt. Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp của một số ngành: dệt, may mặc, giày dép, thực phẩm, đồ uống... chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông - vận tải, xây dựng, khai khoáng... có 20% người quản lý doanh nghiệp là nữ. Trong số 900 nghìn hộ kinh doanh gia đình, có 27% do phụ nữ điều hành. Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ CBCC tham gia QLNN còn ít. Tỷ lệ nữ CBCC là lãnh đạo trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa, nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm nữ CBCC làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp ủy đảng từ T.Ư đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10 - 11%. Trong các cấp ủy đảng, số nữ CBCC giữ vị trí trọng trách rất ít. Tỷ lệ trung bình nữ CBCC ở vị trí chủ chốt như bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ chỉ khoảng 3-8% ở mọi cấp. Phần lớn các ủy viên thường vụ trong các cấp ủy đảng chỉ được phụ trách những công việc hành chính liên quan đến động viên hơn là những nhiệm vụ chiến lược. Sự khác biệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực công tác. So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị QLNN chưa tương xứng vai trò, vị trí và những đóng góp của họ trong các hoạt động phát triển. Trước đây, tỷ lệ nữ CBCC tham gia QLNN trong ngành công nghiệp chiếm gần 20%, nay giảm xuống còn 10%. Có thể nói, đội ngũ cán bộ nữ giảm sút không chỉ ở các cơ quan dân cử mà còn ở các bộ, ngành và cơ quan chính quyền. Sự thiếu hụt cán bộ nữ trên một số lĩnh vực quan trọng làm cho việc hoạch định kế hoạch, chính sách không có tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến thực hiện bình đẳng giới về mọi mặt chưa đạt kết quả mong muốn. Cán bộ nữ đã ít, lại bị hạn chế bởi tuổi về hưu và tuổi đề bạt. Hiện nay, cơ cấu tuổi của cán bộ nữ khá cao, hầu hết cán bộ nữ làm quản lý đều ở tuổi trên dưới 50, trong khi nhiều nữ thanh niên hiện nay ngại làm chính trị, chỉ thích làm chuyên môn. Trong khi tỷ lệ cán bộ nữ vốn đã thấp, thì lãnh đạo là nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó giúp cho trưởng (nam). Ở những vị trí này, phụ nữ không có thực quyền, quan niệm trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến và coi phụ nữ chỉ là 'giúp việc' cho n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước Vai trò phụ nữ tham gia quản lý nhà nước 03/02/2004 - Tin tức chung Nhandan.org.vn, 2/3/2004 Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội và trong quản lý nhà nước (QLNN). Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-5-1994 khẳng định: 'Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ'. Phụ nữ tham gia QLNN là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực và trí tuệ của mình. Phụ nữ Việt Nam chiếm 51,48% số dân và 48% lực lượng lao động toàn xã hội, và chiếm khoảng 20% cán bộ làm công tác lãnh đạo và QLNN các cấp từ T.Ư đến cơ sở. Trong đó, số nữ Ủy viên T.Ư Ðảng khóa VII là 12, khóa VIII tăng lên 18 (tuy vậy khóa IX lại còn 12). Ở cấp tỉnh, tỉnh ủy viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa VII lên 280 trong khóa VIII. Phụ nữ tham gia các cấp ủy địa phương đạt 10- 11%, trong đó bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị tham gia thường vụ cấp ủy đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận. Về chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 13,1%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương chiếm 13%. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng 1,6% là nữ. Phó Chủ tịch UBND là 2 - 4%. Khóa 1999 - 2004, số nữ là đại biểu HÐND cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm 17%. Nữ đại biểu QH khóa X là 26,22%, khóa XI là 27,31%. Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (sau New Zealand). Sự gia tăng số lượng nữ tham gia QLNN chứng tỏ chất lượng, trình độ cán bộ lãnh đạo của nữ giới ngày càng nâng cao. Hiện nay, phụ nữ chiếm tỷ lệ 61% những người có trình độ cao đẳng, 34% những người có trình độ đại học, 30% những người có trình độ thạc sĩ, 21% những người có trình độ tiến sĩ và 4% những người là tiến sĩ khoa học. Mặt bằng học vấn này đã giúp phụ nữ tham gia ngày càng tốt hơn công tác QLNN. Theo đánh giá của Văn phòng QH, việc tham gia xây dựng pháp luật và chính sách, đóng góp ý kiến cho công tác QLNN và tọa đàm với cử tri của các nữ đại biểu QH ngày càng có chất lượng. Vì vậy, các chị càng thêm tự tin, trình bày ý kiến đại diện cho người dân và cho chính giới nữ trong các kỳ họp của QH. Hiện nay, số cán bộ công chức (CBCC) nữ tham gia công tác QLNN trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một Phó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch UBND, 22 Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ CBCC nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ. Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp. Trong số hơn 300 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có khoảng 15% do phụ nữ đứng đầu hoặc nắm giữ cương vị chủ chốt. Tỷ lệ phụ nữ làm quản lý doanh nghiệp của một số ngành: dệt, may mặc, giày dép, thực phẩm, đồ uống... chiếm hơn 50%, ở các ngành giao thông - vận tải, xây dựng, khai khoáng... có 20% người quản lý doanh nghiệp là nữ. Trong số 900 nghìn hộ kinh doanh gia đình, có 27% do phụ nữ điều hành. Mặc dù Ðảng, Nhà nước đã có chủ trương cụ thể, chính sách rõ ràng, song tỷ lệ nữ CBCC tham gia QLNN còn ít. Tỷ lệ nữ CBCC là lãnh đạo trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành và các cơ quan nghiên cứu khoa học lại càng thấp. Hơn nữa, nữ lãnh đạo thường chỉ liên quan các lĩnh vực xã hội. Rất hiếm nữ CBCC làm lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý kinh tế, kế hoạch, nghiên cứu khoa học. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp ủy đảng từ T.Ư đến cơ sở chỉ chiếm khoảng 10 - 11%. Trong các cấp ủy đảng, số nữ CBCC giữ vị trí trọng trách rất ít. Tỷ lệ trung bình nữ CBCC ở vị trí chủ chốt như bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ chỉ khoảng 3-8% ở mọi cấp. Phần lớn các ủy viên thường vụ trong các cấp ủy đảng chỉ được phụ trách những công việc hành chính liên quan đến động viên hơn là những nhiệm vụ chiến lược. Sự khác biệt này đã hạn chế ảnh hưởng của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực công tác. So với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, số lượng nữ ở các cương vị QLNN chưa tương xứng vai trò, vị trí và những đóng góp của họ trong các hoạt động phát triển. Trước đây, tỷ lệ nữ CBCC tham gia QLNN trong ngành công nghiệp chiếm gần 20%, nay giảm xuống còn 10%. Có thể nói, đội ngũ cán bộ nữ giảm sút không chỉ ở các cơ quan dân cử mà còn ở các bộ, ngành và cơ quan chính quyền. Sự thiếu hụt cán bộ nữ trên một số lĩnh vực quan trọng làm cho việc hoạch định kế hoạch, chính sách không có tiếng nói đại diện của phụ nữ, dẫn đến thực hiện bình đẳng giới về mọi mặt chưa đạt kết quả mong muốn. Cán bộ nữ đã ít, lại bị hạn chế bởi tuổi về hưu và tuổi đề bạt. Hiện nay, cơ cấu tuổi của cán bộ nữ khá cao, hầu hết cán bộ nữ làm quản lý đều ở tuổi trên dưới 50, trong khi nhiều nữ thanh niên hiện nay ngại làm chính trị, chỉ thích làm chuyên môn. Trong khi tỷ lệ cán bộ nữ vốn đã thấp, thì lãnh đạo là nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó giúp cho trưởng (nam). Ở những vị trí này, phụ nữ không có thực quyền, quan niệm trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến và coi phụ nữ chỉ là 'giúp việc' cho n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
xã hội học giới vai trò phụ nữ nhà nước Việt Nam hệ thống nhà nước cán bộ nữGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIÁO DỤC CON CÁI TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY
91 trang 121 0 0 -
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
11 trang 78 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 6 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam
33 trang 70 0 0 -
Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo: Phần 1
52 trang 52 0 0 -
73 trang 42 1 0
-
114 trang 40 0 0
-
Chương 12 Hệ thống thanh toán điện tử
32 trang 35 0 0 -
Nhà nước kiến tạo phát triển với đảng chính trị và các tổ chức xã hội: Phần 1
111 trang 27 0 0 -
64 trang 24 0 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Những vấn đề cơ bản về pháp luật
27 trang 23 0 0