Danh mục

Vai trò quản lý nhà nước trong các tình huống bất thường

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 271.36 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt... Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt. Trong khi các đại biểu Quốc hội đang tập trung thảo luận về hàng loạt vấn đề quốc kế dân sinh, thì ở bên ngoài, những cơn mưa trái mùa nhưng với cường suất đặc biệt lớn đã nhấn chìm nhiều làng mạc, phố phường Thủ đô trong biển nước mênh mông....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò quản lý nhà nước trong các tình huống bất thường Khoa học pháp lý Vai trò quản lý nhà nước trong các tình huống bất thường Ảnh chụp trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội, tháng 11/2008 khi trận lụt lịch sử diễn ra. Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt... Trong những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra những sự kiện khá đặc biệt. Trong khi các đại biểu Quốc hội đang tập trung thảo luận về hàng loạt vấn đề quốc kế dân sinh, thì ở bên ngoài, những cơn mưa trái mùa nhưng với cường suất đặc biệt lớn đã nhấn chìm nhiều làng mạc, phố phường Thủ đô trong biển nước mênh mông. Có thể thấy, cả Thủ đô Hà Nội nóng lên bởi những hiện tượng bất thường, đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ và bộ máy chính quyền Thủ đô phải gồng lên để giải quyết. Dĩ nhiên, kết quả như thế nào: tốt, nhanh chóng, hiệu quả hay ngược lại đều phụ thuộc vào các biện pháp mà Chính phủ và chính quyền Hà Nội đưa ra. Chúng tôi xin được sử dụng tình huống này như một đường link để bàn về một vấn đề lý luận khá trừu tượng, là vai trò nhà nước trong quản lý xã hội khi có tình huống bất thường. 1. Chức năng và vai trò của người “nhạc trưởng” Trong đời sống hiện thực, để duy trì sự sống với tính cách là nhân loại, con người phải tiến hành các hoạt động để tạo ra của cải nhằm nuôi sống mình và duy trì sự tồn tại của xã hội. Hoạt động sáng tạo ra lịch sử đầu tiên của con người trong chinh phục tự nhiên, cải tạo và chiếm lấy thế giới thông qua lao động sản xuất của cải vật chất để nuôi sống chính mình là hoạt động mang tính xã hội. Để chinh phục tự nhiên, con người phải quan hệ và hợp sức với nhau. Chính hoạt động lao động làm chung đó đã làm cho lao động của con người mang tính xã hội và đã khách quan làm nảy sinh nhu cầu tổ chức, kiểm tra, điều hoà, phối hợp các hoạt động - những công việc thuộc về chức năng xã hội của một hoạt động đặc thù được định danh là quản lý. Khi xã hội loài người xuất hiện giai cấp, nhà nước thì những chức năng xã hội ấy khách quan thuộc về nhà nước. Khảo cứu lịch sử nhân loại kể từ khi xuất hiện nhà nước đến nay cho thấy, quản lý các mặt hoạt động của đời sống xã hội luôn là chức năng của nhà nước. Chức năng đó không ai có thể thay thế được và vai trò đó ngày càng được đề cao cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động và của tiến bộ xã hội. Như thế, tính chất xã hội của lao động chính là nhân tố quy định tính tất yếu cũng như sự tăng lên của vai trò đó. Khi phân tích quá trình sản xuất của tư bản, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên một quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (1). Điều đó có nghĩa là, tính chất xã hội của lao động đòi hỏi phải có sự quản lý với tính chất là một chức năng xã hội - chức năng của người người nhạc trưởng để điều khiển các quá trình xã hội làm cho các quá trình đó diễn ra bình thường, trôi chảy, nếu không sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn. ở cấp vĩ mô, người “nhạc trưởng” đó không ai khác ngoài nhà nước. Đến lượt mình, khi đã tồn tại với tính cách là người nhạc trưởng, nhà nước phải thực hiện các chức năng cơ bản là người dự đoán, tiến hành kế hoạch hoá, tổ chức, điều hoà, phối hợp hoạt động, kiểm tra... để cho mọi hoạt động của xã hội diễn ra bình thường, trôi chảy. Trong điều kiện các mặt hoạt động của đời sống xã hội không có những biến động lớn xảy ra, nhà nước đã có vai trò hết sức to lớn và quan trọng. Còn trong trường hợp đời sống xã hội có những biến cố do những tác động từ các yếu tố tự nhiên hoặc các yếu tố xã hội, nghĩa là trong điều kiện xã hội có những tình huống bất thường, vai trò hết sức to lớn và quan trọng đó sẽ phải được đặt ở vị trí có tầm quan trọng đặc biệt và phải được đề cao hơn rất nhiều, thậm chí là nhân tố không thể thay thế. Điều này không chỉ đúng với nhà nước xã hội chủ nghĩa mà đúng với mọi nhà nước nói chung. 2. Tính chất đặc biệt về vai trò quản lý xã hội của Nhà nước trong tình huống bất thường Vấn đề đặt ra là, vai trò đặc biệt của người “nhạc trưởng” trong các tình huống bất thường được thể hiện như thế nào? Tính chất “đặc biệt” về vai trò quản lý xã hội của nhà nước trong tình huống bất thường bị quy định bởi tính chất “đặc biệt” của các vấn đề xã hội trong tình huống bất thường. Đến lượt nó, tính chất “đặc biệt” của các vấn đề xã hội trong tình huống bất thường lại bị quy định bởi những diễn biến hết sức mau lẹ của chính các tình huống bất thường. Cho dù nguyên nhân dẫn đến xảy ra các tình huống bất thường là gì, do các yếu tố tự nhiên hay các yếu tố xã hội làm nảy sinh, thì tất cả cũng đều có chung đặc điểm là tình huống thường diễn biến hết sức mau lẹ, biến hoá nhanh chóng và phức tạp (tính chất đặc biệt này có nét tương đồng với tình huống của khởi nghĩa vũ trang trong chiến tranh cách mạng). Ví dụ tình huống bạo loạn ở Tây Nguyên đầu năm 2001 và 2004, hoặc tình huống mưa lụt ở Hà Nội cuối tháng 10 đầu tháng 11/2008. Vụ bạo động ở Tây Nguyên năm 2004 bắt đầu từ những khiếu kiện về đất đai, các thế lực thù địch lập tức lợi dụng, biến vấn đề thuần kinh tế - xã hội thành vấn đề chính trị. Chúng kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin, non nớt về chính trị biểu tình đòi trả lại đất cho người Thượng và đòi lập cái gọi là nhà nước Đềga tự trị. Các thế lực từ bên ngoài thò bàn tay phá hoại vào… làm cho tình hình trở nên hết sức nóng bỏng. Còn với tình huống mưa lụt ở Hà Nội tháng 11/2008. Mưa lớn trái mùa đã là một tình huống bất thường, công tác chuẩn bị thích ứng với mưa lũ chưa được chuẩn bị, hệ quả là, mưa dài và lớn liên tục, nước lũ lên cao, xuất hiện những vụ tai ...

Tài liệu được xem nhiều: