Vai trò và hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp
Số trang: 11
Loại file: docx
Dung lượng: 73.79 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp phản ánh chất lượng công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện tác động qua lại giữa các yếu tố. Thông qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng phương pháp thay thế liên hoàn trong mô hình Dupont, nghiên cứu chỉ ra các nhóm nhân tố liên quan đến đòn bẩy tài chính và nhóm nhân tố không liên quan đến đòn bẩy tài chính để các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp trong việc gia tăng ROE.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp phản ánh chất lượng công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện tác động qua lại giữa các yếu tố. Thông qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng phương pháp thay thế liên hoàn trong mô hình Dupont, nghiên cứu chỉ ra các nhóm nhân tố liên quan đến đòn bẩy tài chính và nhóm nhân tố không liên quan đến đòn bẩy tài chính để các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp trong việc gia tăng ROE. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình. Về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Là một trong nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động tài chính gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng, vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ, được diễn ra trên cơ sở các quyết định chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp. Các quyết định trong quản trị tài chính doanh nghiệp là vấn đề quan tâm và được bàn luận nhiều. Theo Van Horne và Wachowicz (2001) thì quản trị tài chính quan tâm đến mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp theo mục tiêu chung được đề ra. Tương tự, McMahon (1993) cho rằng, quản trị tài chính doanh nghiệp quan tâm đến tìm nguồn vốn cần thiết cho mua sắm tài sản và hoạt động của doanh nghiệp, phân bổ các nguồn vốn có giới hạn cho những mục đích sử dụng khác nhau, đảm bảo cho các nguồn vốn được sử dụng một cách hữu hiệu và hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra. Các tác giả khác như Brealey và Myers (1996), Ross và cộng sự (2005) thống nhất cho rằng, tài chính doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Mặc dù, có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết các quan điểm đều có sự đồng thuận khi cho rằng: Tài chính doanh nghiệp thực chất là quan tâm đến 3 vấn đề chủ yếu gồm: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Với mỗi quyết định tài chính, nhà quản trị luôn đối mặt với sự mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro; một mặt phải đảm bảo tối đa hóa tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu, mặt khác phải tối thiểu hóa rủi ro. Đây là vấn đề vô cùng khó khăn đặt ra cho các nhà quản trị tài chính trong quá trình lựa chọn và ra quyết định tài chính phù hợp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận theo quy trình 4 khâu của quản trị doanh nghiệp là quá trình lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; điều chỉnh và kiểm soát quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có mục tiêu bao trùm là tối đa hoá giá trị cho các chủ sở hữu. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển thích ứng với các biến động của thị trường, đồng thời phải tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động, doanh nghiệp luôn quan tâm đến tính hiệu quả của chúng. Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả, còn hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Quản trị tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Quản trị tài chính phục vụ cho mục tiêu hoạt động kinh doanh đó là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó phải duy trì tình hình tài chính lành mạnh, cân bằng giữa khả năng sinh lời với khả năng thanh toán và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận lại khác nhau, hoạt động tài chính sẽ thay đổi cho phù hợp tình hình và bối cảnh chung. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả quản trị tài chính qua các chỉ tiêu phải được so sánh cùng cơ sở hoặc cùng mặt bằng để thấy rõ sự thay đổi, chứ không chỉ đánh giá một chiều tăng hay giảm của chỉ tiêu đó trong kỳ phân tích. Như vậy, hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu quản trị tài chính so với yêu cầu đặt ra trong mối quan hệ với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp cao khi quản trị tài chính doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại, tất cả đều nhằm đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị cho các chủ sở hữu. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp phản ánh mặt chất lượng công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện tác động qua lại giữa các yếu tố. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp cần xem xét trên nhiều chỉ tiêu khác nhau (chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng). Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp Nhóm các chỉ tiêu định lượng Các cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, hội đồng quản trị bầu ra Ban giám đốc. Ban giám đốc điều hành doanh nghiệp nhằm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp phản ánh chất lượng công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện tác động qua lại giữa các yếu tố. Thông qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng phương pháp thay thế liên hoàn trong mô hình Dupont, nghiên cứu chỉ ra các nhóm nhân tố liên quan đến đòn bẩy tài chính và nhóm nhân tố không liên quan đến đòn bẩy tài chính để các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp trong việc gia tăng ROE. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình. Về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Là một trong nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động tài chính gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng, vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ, được diễn ra trên cơ sở các quyết định chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp. Các quyết định trong quản trị tài chính doanh nghiệp là vấn đề quan tâm và được bàn luận nhiều. Theo Van Horne và Wachowicz (2001) thì quản trị tài chính quan tâm đến mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp theo mục tiêu chung được đề ra. Tương tự, McMahon (1993) cho rằng, quản trị tài chính doanh nghiệp quan tâm đến tìm nguồn vốn cần thiết cho mua sắm tài sản và hoạt động của doanh nghiệp, phân bổ các nguồn vốn có giới hạn cho những mục đích sử dụng khác nhau, đảm bảo cho các nguồn vốn được sử dụng một cách hữu hiệu và hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra. Các tác giả khác như Brealey và Myers (1996), Ross và cộng sự (2005) thống nhất cho rằng, tài chính doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Mặc dù, có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết các quan điểm đều có sự đồng thuận khi cho rằng: Tài chính doanh nghiệp thực chất là quan tâm đến 3 vấn đề chủ yếu gồm: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Với mỗi quyết định tài chính, nhà quản trị luôn đối mặt với sự mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro; một mặt phải đảm bảo tối đa hóa tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu, mặt khác phải tối thiểu hóa rủi ro. Đây là vấn đề vô cùng khó khăn đặt ra cho các nhà quản trị tài chính trong quá trình lựa chọn và ra quyết định tài chính phù hợp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận theo quy trình 4 khâu của quản trị doanh nghiệp là quá trình lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; điều chỉnh và kiểm soát quá trình phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có mục tiêu bao trùm là tối đa hoá giá trị cho các chủ sở hữu. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển thích ứng với các biến động của thị trường, đồng thời phải tổ chức thực hiện các kế hoạch đó. Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động, doanh nghiệp luôn quan tâm đến tính hiệu quả của chúng. Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả, còn hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Quản trị tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Quản trị tài chính phục vụ cho mục tiêu hoạt động kinh doanh đó là tối đa hóa lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó phải duy trì tình hình tài chính lành mạnh, cân bằng giữa khả năng sinh lời với khả năng thanh toán và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận lại khác nhau, hoạt động tài chính sẽ thay đổi cho phù hợp tình hình và bối cảnh chung. Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả quản trị tài chính qua các chỉ tiêu phải được so sánh cùng cơ sở hoặc cùng mặt bằng để thấy rõ sự thay đổi, chứ không chỉ đánh giá một chiều tăng hay giảm của chỉ tiêu đó trong kỳ phân tích. Như vậy, hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp được hiểu là mức độ đạt được mục tiêu quản trị tài chính so với yêu cầu đặt ra trong mối quan hệ với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp cao khi quản trị tài chính doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại, tất cả đều nhằm đến mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị cho các chủ sở hữu. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp phản ánh mặt chất lượng công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp trong điều kiện tác động qua lại giữa các yếu tố. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp cần xem xét trên nhiều chỉ tiêu khác nhau (chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng). Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp Nhóm các chỉ tiêu định lượng Các cổ đông bầu ra hội đồng quản trị, hội đồng quản trị bầu ra Ban giám đốc. Ban giám đốc điều hành doanh nghiệp nhằm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản trị tài chính Quản trị tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp Hiệu quả tài chính Vai trò quản trị tài chính Nghiệp vụ quản trị tài chính Tỷ suất lợi nhuận Đòn bẩy tài chínhTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 773 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 423 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 385 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 372 10 0 -
3 trang 306 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 294 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 287 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 275 1 0