Danh mục

Vai trò và những đóng góp chủ yếu của các tổ chức xã hội tự nguyện trong xây dựng nông thôn Việt Nam hiện nay - Dương Chí Thiện

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 515.82 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vai trò và những đóng góp chủ yếu của các tổ chức xã hội tự nguyện trong xây dựng nông thôn Việt Nam hiện nay - Dương Chí Thiện giới thiệu tới các bạn về vai trò những đóng góp chủ yếu; một số "khoảng trống" của các tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và những đóng góp chủ yếu của các tổ chức xã hội tự nguyện trong xây dựng nông thôn Việt Nam hiện nay - Dương Chí Thiện Xã hội học số 2 (118), 2012 14 VAI TRÕ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY DƢƠNG CHÍ THIỆN 1. Đặt vấn đề Những đóng góp to lớn và quan trọng của các Tổ chức xã hội tự nguyện vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, nhất là xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hiện nay là một trong những mục đích hoạt động của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở Việt Nam. Điều này là hiển nhiên trên thực tế cuộc sống và ai cũng có thể nhận thấy rõ ràng. Tùy theo mục đích, nội dung hoạt động, qui mô, nguồn lực ... của từng Tổ chức xã hội tự nguyện khác nhau, mà mỗi Tổ chức xã hội tự nguyện có những đóng góp cụ thể nhất định vào xây dựng nông thôn mới nói chung. Tuy nhiên, còn ít các nghiên cứu và đánh giá đúng vai trò và những đóng góp to lớn của các Tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Đây cũng là mục đích của bài viết này. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010-2020 về xây dựng nông thôn mới, đã đặt ra toàn diện các tiêu chí KT-XH, văn hóa ... Trong đó, có một số tiêu chí quan trọng về xã hội, văn hóa, an sinh xã hội ... mà trên thực tế những năm gần đây các Tổ chức xã hội ở nông thôn đã và đang thực hiện và đạt được những hiệu quả nhất định. Khái niệm “Vai trò của các Tổ chức xã hội tự nguyện” trong nghiên cứu này được hiểu là để mô tả, phản ánh về những thành quả và kỳ vọng mà các Tổ chức xã hội tự nguyện trong cộng đồng dân cư ở nông thôn hiện nay đã và đang mang lại sự phát triển cho người dân ở đó. Cụ thể như : Hoạt động của các Tổ chức xã hội tự nguyện đã mang lại những lợi ích, giá trị (vật chất/kinh tế, tinh thần/tình cảm ...) trên những lĩnh vực nào cho người dân và cho cộng đồng dân cư ở nông thôn? Nó đóng góp những gì cho quá trình xây dựng nông thôn mới ở đó như thế nào? v.v…. Sau đây là một số thành tựu mà các Tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn Việt Nam hiện nay đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng nông thôn mới những năm gần đây. 2. Vai trò và những đóng góp chủ yếu 2.1. Tập hợp, đoàn kết người dân, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội Trên cơ sở phân tích các Tổ chức xã hội ở cộng đồng nông thôn như là sự tập hợp tự nguyện của những người có cùng lợi ích, nguyện vọng, sở thích ... để nhằm đáp ứng, thỏa mãn và giải quyết một hoặc một số nhu cầu nhất định nào đó của cộng đồng đang đặt ra. Rõ ràng là các Tổ chức xã hội tự nguyện ở nông thôn đều có vai trò trực tiếp hay gián tiếp nhằm tập hợp, đoàn kết, liên kết, cố kết các cá nhân trong cộng đồng lại với nhau. Từ đó tham gia đóng góp vào xây dựng nông thôn mới. Nếu giả sử không có các Tổ chức xã hội tự nguyện như vậy trong cộng đồng nông thôn, chắc chắn tính cố kết, liên kết, đoàn kết ... của các cá nhân trong cộng đồng sẽ trở nên yếu ớt và rời rạc. Và điều này làm hạn chế sự  TS, Viện Xã hội học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 2 (118), 2012 15 phát triển chung của cộng đồng, nhất là trong những hoạt động thực thi những nhiệm vụ, công việc, đáp ứng các nhu cầu … đòi hỏi phải có sức mạnh đoàn kết và chung lòng của nhiều người trong một cộng đồng. Mà một người hoặc ít người không thể thực hiện được. Các Tổ chức xã hội tự nguyện ra đời, phát triển và hoạt động được đều dựa trên nguyên tắc “tự nguyện” cùng tham gia, cùng bàn bạc, cùng chia sẻ, cùng đóng góp, cùng hành động ... của nhiều thành viên trong Tổ chức, như: tham gia xây dựng nội qui, qui định, qui chế hoạt động, tham gia đóng góp nguồn lực để hoạt động, tham gia vào các hoạt động cụ thể khác ... Thông qua các Tổ chức xã hội tự nguyện mà người dân đã “thực sự” biết, làm quen dần, thực hiện và phát huy quyền “dân chủ” của mình trong đời sống xã hội, trong cộng đồng. Đây là một nội dung rất quan trọng và rất lớn của việc xây dựng nông thôn mới hiện nay đang được các Tổ chức xã hội thực hiện. Tùy theo đặc điểm, mục đích và hoạt động riêng của từng Tổ chức xã hội tự nguyện ở cộng đồng nông thôn, mà từng Tổ chức xã hội tự nguyện có các hình thức khác nhau tham gia đóng góp vào quá trình tập hợp, đoàn kết người dân, thực hiện và phát huy quyền “dân chủ” của người dân trong đời sống xã hội. Ví dụ như: hội Bảo thọ/hội Người cao tuổi, là một Tổ chức xã hội tập hợp tự nguyện của những người cao tuổi ở cộng đồng nông thôn. Trong xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay, vẫn đang tồn tại một truyền thống tốt đẹp “trọng lão” (tức là truyền thống kính trọng những người cao tuổi), và các quan hệ xã hội phổ biến dựa trên ...

Tài liệu được xem nhiều: