Danh mục

Vai trò và những yêu cầu mới đối với cán bộ thư viện thông tin trong kỷ nguyên internet

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.59 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn hoạt động thư viện thông tin ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số phẩm chất và năng lực màcán bộ thư viện nên có và gợi ý nhiệm vụ đặt ra cho các cơ sở đào tạo cán bộ thư viện thông tin hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và những yêu cầu mới đối với cán bộ thư viện thông tin trong kỷ nguyên internetVAI TRÒ VÀ NHỮNG YÊU CẦU MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ THƯVIỆN THÔNG TIN TRONG KỶ NGUYÊN INTERNETNGUYỄN THỊ NGỌC MAITóm tắtInternet từ khi ra đời đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hộitrong đó có nghề thư viện thông tin. Trong bài viết này tác giả nêu sự pháttriển của internet cũng như ảnh hưởng của nó đến hoạt động thư viện thôngtin từ đó xác định vai trò nổi bật của cán bộ thư viện trong xã hội thông tinvà kỷ nguyên internet. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn hoạt động thưviện thông tin ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số phẩm chất và năng lực màcán bộ thư viện nên có và gợi ý nhiệm vụ đặt ra cho các cơ sở đào tạo cánbộ thư viện thông tin hiện nay.1. Kỷ nguyên InternetThuật ngữ “kỷ nguyên Internet” (Internet Age) đã được Bill Gates cựuChủ tịch Tập đoàn Microsoft nhắc tới trong bài viết “Hình thành kỷ nguyênInternet” của mình năm 2000. Internet đã làm cho mọi người trên toàn thếgiới có thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả và không tốn kém chi phí,mang lại những cơ hội mới cho hoạt động của chính phủ, hoạt động kinhdoanh và giáo dục đào tạo.Mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng hơn 10 năm trở lại đây nhưngInternet đã tạo cơ sở cho một loạt các hoạt động trong đó có đề án về chínhphủ điện tử, các hoạt động và dịch vụ thương mại điện tử, học tập điện tử…Tính đến năm 2007, Internet đã đi tới 100% các viện nghiên cứu, các trườngđại học và cao đẳng, các bệnh viện trung ương, các tập đoàn và tổng công tynhà nước, 98% các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp,92% các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 50% các trường trung học cơ sở, bệnhviện cấp tỉnh và trở thành một phần không thể thiếu được của các cơ quan,tổ chức (10). Thống kê của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU cho biết hiệnnay ở Việt Nam có hơn 24 triệu người dùng internet, chiếm hơn 27% dân số.Việt Nam đang giữ vị trí thứ 7 trong top các quốc gia Châu Á có số lượngngười sử dụng Internet cao nhất (5).Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tìm hiểu về cuộc cách mạngtrực tuyến, khi Internet mới bắt đầu trở nên phổ biến đã có nhiều người hoàinghi về những rủi ro của nó đối với xã hội. Trên thực tế, mặc dù có nhiềumặt trái, song không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà internet mang lạicho xã hội.Trong hoạt động thông tin - thư viện, cộng đồng thư viện toàn cầu đãthực sự đặt chân vào thế giới của thư viện điện tử từ những năm đầu thập kỷ1990. Ở Việt Nam, năm 1997 lần đầu tiên Internet được đưa vào ứng dụng.Sự kiện này đã tạo đà cho sự phát triển mới trong lĩnh vực thư viện - thôngtin ở Việt Nam khi triển khai mạnh mẽ hơn việc ứng dụng công nghệ thôngtin vào hoạt động nghiệp vụ thư viện. Việc sử dụng Internet trong các thưviện ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến. Tính đến năm 2006, đã cókhoảng 80% các thư viện tỉnh ở Việt Nam triển khai ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động nghiệp vụ.Sự phát triển của công nghệ đã làm cho tính chất nghề thư viện cónhiều thay đổi. Sự bùng nổ thông tin trong thế kỷ XX đã mang lại cuộc cáchmạng công nghệ trên diện rộng và việc truy cập tới thông tin trở nên dễ dànghơn bao giờ hết. Các thư viện thuộc mọi loại hình đã và đang trải qua mộtgiai đoạn với những thay đổi vô cùng nhanh chóng. Sự phát triển xã hội vàphát triển về công nghệ bắt đầu từ cuối thế kỷ XX đã thay đổi về cơ bảncách thức mà thư viện thực hiện những nhiệm vụ truyền thống như lựa chọn,tổ chức, bảo quản và truy cập thông tin.Các cán bộ thư viện thường được biết tới với tư cách là người làmviệc trong một tòa nhà thư viện thực hiện các công việc như bổ sung, tổchức, bảo quản tài liệu in ấn cũng như hỗ trợ người đọc trong việc định vịthông tin họ cần. Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, hình ảnh ngườicán bộ thư viện đã thay đổi rất nhiều dưới tác động của những cải tiến mớitrong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Ở nhiều thư viện, nhữngbộ sưu tập tài liệu giấy đã nhường chỗ cho các bộ sưu tập được kết nốimạng, lưu trữ trên máy tính và người dùng có thể tra tìm được như các cơ sởdữ liệu thư mục, các mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC) đãkhiến người dùng không cần phải trực tiếp đến các tòa nhà thư viện nữa.Cùng với việc số hóa ngày càng nhiều bộ sưu tập và việc phát triển các phầncứng và phần mềm tin học và truyền thông, việc truy cập tới các thông tinđược số hóa nằm trong các bộ sưu tập ở nhiều địa điểm khác nhau đã trởthành hiện thực. Các bức tường thư viện vì vậy đã bị xóa bỏ và “thư viện ảo”trong không gian ảo đã ra đời.Người cán bộ thư viện đứng ở vị trí nào giữa bối cảnh đó và vai tròcủa họ trong giai đoạn mới có gì khác biệt là những câu hỏi đã và đang đượcđặt ra không phải cho một mà cho tất cả những người làm nghề thư viện.Đồng thời, đây cũng là vấn đề hàng đầu được quan tâm bởi các cơ sở đào tạođội ngũ cán bộ thư viện nhằm cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo trình độ vàkỹ năng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong điều kiện mới.2. H ...

Tài liệu được xem nhiều: