Danh mục

Vai trò và tầm quan trọng của kinh tế biển trong nền kinh tế tuần hoàn bền vững Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.80 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước phải dựa trên nền tảng KH, CN và ĐMST. Một trong những mục tiêu quan trọng của Văn kiện Đại hội là “phát triển kinh tế biển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và đô thị ven biển, trong đó chú ý phát triển kinh tế biển gắn với an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế gắn với môi trường và phòng, chống thiên tai; phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và đô thị ven biển”. Bài viết này nhắc lại vai trò và tầm quan trọng của kinh tế biển trong nền kinh tế tuần hoàn bền vững Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò và tầm quan trọng của kinh tế biển trong nền kinh tế tuần hoàn bền vững Việt Nam Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệHội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí MinhKhoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KINH TẾ BIỂN TRONG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN BỀN VỮNG VIỆT NAM TS. Quan Quốc Đăng Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH-CNvà ĐMST). Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triểnkinh tế số dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 được thông qua tại Đại hội XIII cũng nhấn mạnh: Pháttriển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chínhđể tăng trưởng kinh tế. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định tăng trưởng kinh tế,phát triển đất nước phải dựa trên nền tảng KH, CN và ĐMST. Một trong những mục tiêuquan trọng của Văn kiện Đại hội là “phát triển kinh tế biển trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa, trong đó có phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển và đôthị ven biển, trong đó chú ý phát triển kinh tế biển gắn với an ninh - quốc phòng, pháttriển kinh tế gắn với môi trường và phòng, chống thiên tai; phát triển khu công nghiệp,khu kinh tế và đô thị ven biển”. 1. Vai trò quan trọng của biển Biển là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triểnkinh tế - xã hội. Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là độnglực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốcphòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Cùng với đó, các tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam chiếm hơn 50% dân số cảnước, phần lớn lao động làm việc trong các ngành nghề liên quan đến biển; đóng góp của28 tỉnh, thành ven biển vào GDP cả nước hiện đã vượt ngưỡng 60%. Biển Đông nằm trên tuyến giao thông hàng hải huyết mạch nối Thái Bình Dương -Ấn Độ Dương, châu Âu – châu Á và Trung Đông – châu Á. Tuyến hàng hải qua Biển Đônglà một trong những tuyến giao thương hàng hải quốc tế sầm uất nhất trên thế giới. Sự pháttriển của nhiều nền kinh tế ở Đông Á đều gắn liền với tuyến đường biển này. Trong khi đó,bờ biển Việt Nam có hơn 100 vị trí có thể xây dựng các cảng biển lớn, là điều kiện thuậnlợi để phát triển giao thông vận tải biển. Việt Nam có ngư trường đánh bắt truyền thống rộng lớn trong khu vực, với hơn 2.000loài cá, trong đó 130 loài có giá trịnh kinh tế cao, ngoài ra còn có trên 600 loài giáp xác,nhuyễn thể và rong biển. Hơn thế nữa, các vùng biển và hải đảo của Việt Nam có nguồntài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, bao gồm khoảng 12.000 loài sinhvật sống trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái đặc trưng, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác.Biển Việt Nam được coi là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển của thế giới. Theo Viện nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trữ lượngnguồn lợi hải sản bình quân hàng năm ước tính vào khoảng 4,364 triệu tấn, chưa bao gồmnguồn lợi tại các vùng biển sâu, gò nổi và thềm lục địa. Nguồn lợi thủy sản ven bờ chiếm12%, vùng lộng 19% và vùng khơi 69%. Ngư trường khai thác thủy sản được phân làm 5 205 Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệHội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí MinhKhoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minhvùng chính bao gồm: Vịnh Bắc bộ chiếm 17,3% nguồn lợi thủy sản, vùng duyên hải miềnTrung chiếm 20,0%, vùng Đông Nam bộ chiếm 25,6%, vùng Tây Nam bộ 13,4% và vùnggiữa Biển Đông là 23,7%. Ngoài ra, trong các vùng biển của Việt Nam, có khoảng 35 loại khoáng sản với quymô trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vậtliệu xây dựng, đá quý và đá bán quý, và khoáng sản lỏng. Tiềm năng dầu khí phân bố trongcác bể trầm tích… Các vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Dọcbờ biển, có hơ ...

Tài liệu được xem nhiều: