Thông tin tài liệu:
Nhằm thống nhất công tác khai thác, giám định, bồi thường và đòi người thứ ba nghiệp vụ Bảo hiểm Thân tàu biển (Hull) trong toàn Tổng công ty cổ phần Bảo Minh ( sau đây gọi tắt là Bảo minh). Nhằm là chuẩn mực để các đơn vị thực hiện thao tác nghiệp vụ đồng thời là thước đo để Tổng công ty theo dõi, đánh giá và quản lý việc thực hiện nghiệp vụ trên toàn tổng công ty cũng như tại các đơn vị khác....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN BẢN "HƯỚNG DẪN BẢO HIỂM THÂN TÀU SỐ 2481/2005- BM/BHHH NGÀY 04/10/2005"Số: 2481/2005-BM/BHHHV/v: Hướng dẫn chi tiết thực hiện khai thác, giám định, bồi thường Nghiệp vụ Bảo hiểm Thân tàu biển Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04/10/2005 Kính gửi: CÁC PHÒNG THUỘC TRỤ SỞ CHÍNH CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊNCăn cứ theo quyết định số 1273/2005-BM/BHHH ngày 24/05/2005 của Tổng Giámđốc Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh về việc ban hành Quy chế Phân cấp Nghiệp vụbảo hiểm Hàng hải.Để đơn giản giản hóa các thủ tục liên quan đến công tác chào phí, cấp đơn bảo hiểmđồng thời tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các đơn vị trong công tác kinhdoanh bảo hiểm, thống nhất việc quản lý và xử lý nghiệp vụ giữa Tổng Công ty và cácđơn vị, Tổng Công ty ban hành hướng dẫn việc thực hiện khai thác, giám định, bồithường Nghiệp vụ Bảo hiểm Thân tàu biển bao gồm những nội dung chi tiết như sau: Phần I: Quy định chung Phần II: Lưu ý quan trọng Phần III: Hướng dẫn Khai thác Phần IV: Hướng dẫn bồi thường Phần V: Phụ lục Trang 1 Hướng dẫn Bảo hiểm Thân tàu số 2481/2005-BM/BHHH ngày 04/10/2005 PHẦN I: QUI ĐỊNH CHUNGA. Mục đích 1. Nhằm thống nhất công tác khai thác, giám định, bồi thường và đòi người thứ ba nghiệp vụ Bảo hiểm Thân tàu biển (Hull) trong toàn Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh (sau đây gọi tắt là Bảo Minh). 2. Nhằm là chuẩn mực để các đơn vị thực hiện thao tác nghiệp vụ đồng thời là thước đo để Tổng công ty theo dõi, đánh giá và quản lý việc thực hiện nghiệp vụ trên toàn Tổng công ty cũng như tại các đơn vị.B. Phạm vi áp dụng Tất cả các đơn vị trong hệ thống Bảo Minh (gồm phòng Bảo hiểm hàng hải, các Công ty thành viên) khi thực hiện nghiệp vụ Bảo hiểm Thân tàu biển (Hull) phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn này.C. Chế độ thanh kiểm tra 1. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện thông qua: a. Kiểm tra thường xuyên thông qua các bộ hồ sơ gửi lên Tổng Công ty (qua Phòng Bảo hiểm Hàng hải - Tổng công ty) b. Các đợt kiểm tra thực tế tại các đơn vị theo định kỳ hoặc đột xuất của Tổng Công ty. 2. Các biện pháp chế tài/kỷ luật: a. Đào tạo bắt buộc b. Điều chỉnh phân cấp khai thác, bồi thường, phân cấp phí c. Các hình thức khác theo quy định của Tổng công ty. Trang 2 Hướng dẫn Bảo hiểm Thân tàu số 2481/2005-BM/BHHH ngày 04/10/2005 PHẦN II: LƯU Ý QUAN TRỌNG1. Hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu nói riêng phải đảm bảo tính pháp lý, đúng kỹ thuật, giải quyết bồi thường nhanh chóng thỏa đáng theo phương châm “BẢO MINH TẬN TÌNH PHỤC VỤ”.2. Các Đơn vị phải tuân thủ đúng các quy định, phân cấp và hướng dẫn của Tổng Công ty. Trường hợp trái quy định, vượt phân cấp, không theo hướng dẫn phải xin ý kiến của Tổng Công ty bằng văn bản và chỉ thực hiện khi có sự chấp thuận của Tổng Công ty mới được thực hiện.3. Quy định khai thác: a. Phòng Bảo hiểm hàng hải Tổng Công ty, các Công ty thành viên phải có trách nhiệm thu thập các thông tin liên quan về tàu, chủ tàu để đánh giá rủi ro. b. Trừ Phòng Bảo hiểm Hàng hải Tổng công ty, tất cả các Công ty thành viên phải thông báo ngay lên Tổng Công ty để được hướng dẫn trước khi thực hiện việc chào phí bảo hiểm, cấp đơn bảo hiểm (hoặc sửa đổi bổ sung) cho khách hàng. c. Các dịch vụ có sự hợp tác khai thác của nhiều Công ty thành viên đều phải được sự đồng ý của Tổng Công ty.4. Quy định Giám định và giải quyết tai nạn: a. Giám định tình trạng tàu: (i) Tất cả các tàu lớn hơn 20 tuổi trước khi nhận bảo hiểm phải có giám định điều kiện tàu (Condition Survey) hoặc biên bản giám định đã được cấp trong vòng 12 tháng trước ngày có hiệu lực bảo hiểm thân tàu. (ii) Các tàu chỉ bảo hiểm tổn thất toàn bộ không bị ràng buộc bởi quy định giám định nêu trên. b. Giám định giải quyết tai nạn: Các Công ty thành viên phải báo cáo Tổng Công ty để được chỉ đạo đối với tất cả các trường hợp tai nạn về thân tàu mà nguyên nhân tổn thất có thể xuất phát từ: + cháy, nổ + chìm, đắm, lật, mắc cạn, đâm va + hy sinh tổn thất chung, cứu hộ + hư hỏng máy móc và/hoặc các tai nạn: + có thể dẫn đến tổn thất toàn bộ (thực tế hay ước tính, dù giá trị lớn hay nhỏ) Trang 3 Hướng dẫn Bảo hiểm Thân tàu số 2481/2005-BM/BHHH ngày 04/10/2005 + xảy ra chưa thể xác định ngay nguyên nhân có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không + sau khi đã thanh toán bồi thường/từ chối bồi thường còn phát sinh tranh chấp khiếu nại. c. Phòng Bảo hiểm Hàng hải và các Công ty thành viên chủ động chỉ định hoặc tổ chức giám định đối với những vụ tổn thất không thuộc các loại đã liệt kê trong mục b ở trên, nhưng trong quá trình xử lý tai nạn nếu thấy có khả năng vượt phân cấp bồi thường phải báo cáo cấp có thẩm quyền cao hơn để được hướng dẫn/chỉ đạo. Riêng đối với tổn thất ở nước ngoài các Công ty thành viên không được trực tiếp thu xếp mà phải chuyển về Tổng Công ty giải quyết. d. Tai nạn xảy ra ở đâu thì phải được xử lý giải quyết ở đó, Phòng Bảo hiểm hàng hải Tổng Công ty và các Công ty thành viên tại địa phương nơi xảy ra sự cố phải có trách nhiệm thu thập hồ sơ và khắc phục hậu quả tai nạn. e. Phòng Bảo hiểm hàng hải Tổng Công ty và các Công ty thành viên tại địa ...