Văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước.
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 264.51 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, văn bản là một phương tiện quan trọng để ghi lại và chuyển đạt các quyết định quản lý, là hình thức cụ thể hoá pháp luật, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Đó là công cụ điều hành không thể thiếu và là sản phẩm tất yếu của quá trình quản lý
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước. 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, văn bản là một phương tiện quan trọng để ghi lại và chuyển đạt các quyết định quản lý, là hình thức cụ thể hoá pháp luật, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Đó là công cụ điều hành không thể thiếu và là sản phẩm tất yếu của quá trình quản lý” (Lưu Kiếm Thanh, 2005). Xây dựng nhà nước pháp quyền là xu thế tất yếu và là quan điểm cơ bản, nhất quán được thể hiện trong nhiều văn kiện chính trị - pháp lý của Đảng và Nhà nước. Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Để Nhà nước thực sự trở thành Nhà nước pháp quyền thì điều đầu tiên có ý nghĩa quyết định là phải xây dựng được một hệ thống pháp luật dân chủ, minh bạch, công khai đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, công tác này đã đạt được những kết quả bước đầu: các cơ quan nhà nước đã ban hành số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; đã phát hiện, xử lý được một số văn bản trái pháp luật, góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; hình thành được thể chế, tổ chức bộ máy và các điều kiện bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản được triển khai trên thực tế. Tuy nhiên về cơ bản công tác này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, hoạt động kiểm tra, đánh giá văn bản nhiều lúc, nhiều nơi chưa thực sự hữu hiệu. Với những bất cập trong quá trình soạn thảo, thẩm định, ban hành thì vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, nhân dân và việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân chính là các cấp lãnh đạo chưa nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra văn bản; các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện công tác này chưa được triển khai một cách đồng bộ giữa các cấp, các ngành; năng lực của phần lớn các cơ quan, công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác này… nhưng một nguyên nhân căn bản là các công cụ đánh giá văn bản chưa được vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác đánh giá văn bản. Bên cạnh đó, các công cụ đánh giá văn bản cũng còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết là phải có những giải pháp cụ thể và đồng bộ nhằm hoàn thiện công cụ đánh giá văn bản, tăng tính hiệu quả và phát huy được vai trò của công tác đánh giá văn bản trong việc xây dựng mọt hệ thống pháp luật 2 minh bạch, thống nhất tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. II. LÝ THUYẾT. 1. Văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Có thể khẳng định văn bản quản lý nhà nước chính là phương tiện xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước. Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước, do đó cần xem xét là bộ phận hữu cơ của hoạt động quản lý nhà nước và là một trong những biểu hiện quan trọng của hoạt động này. Các văn bản quản lý nhà nước luôn có tính pháp lý chung. Tuy nhiên, biểu hiện của tính chất pháp lý của văn bản không giống nhau. Có những văn bản chỉ mang tính chất thông tin thông thường nói chung trong khi có những văn bản mang tính cưỡng chế thực hiện. Trong hoạt động quản lý nhà nước, nhiều loại văn bản được hình thành. Theo sự phát triển của quá trình quản lý, hệ thống các văn bản quản lý nhà nước được hình thành. Hệ thống văn bản là một tập hợp những văn bản hình thành trong hoạt động của một cơ quan hay một số cơ quan, đơn vị nhất định có liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt pháp lý. Các hệ thống văn bản quản lý có thể hình thành theo chức năng quản lý khác nhau hoặc theo phạm vi quản lý cụ thể. Các hệ thống này luôn có những giới hạn khác nhau. Cũng cần lưu ý ở đây, không phải bất cứ văn bản nào có mặt trong khối tài liệu của một cơ quan cũng đều là thành phần hữu cơ của hệ thống văn bản do cơ quan đó tạo nên. Thực tế cho thấy, ở các cơ quan thường có những văn bản xuất hiện không phải từ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mà theo một quan hệ có tính chất ngẫu nhiên. Không ít văn bản trong số đó còn gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan khi cán bộ lãnh đạo cần sử dụng hệ thống văn bản của cơ quan mình như một phương tiện để thu thập các thông tin có giá trị. Từ đó cần đặc biệt nhấn mạnh đến việc xác định đúng đắn giới hạn của các hệ thống văn bản dựa trên chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cơ quan. Giữa các hệ thống văn bản có mối liên hệ rất khác nhau; phụ thuộc, bao hàm, đan xen. Tình trạng các văn bản chồng chéo lẫn nhau là một hiện tượng rất phổ biến trong các hệ thống văn bản quản lý nhà nước của chúng ta hiện nay. Ngoài ra phần lớn các văn bản của chúng ta chưa được tiêu chuẩn hoá làm cho tính thống nhất giữa các văn bản trong một hệ thống và giữa các hệ thống hết sức hạn chế. Tình trạng này cần sớm được khắc phục. Có nhiều phương hướng để khắc phục những tồn tại trên trong đó cần đặc biệt chú ý đến công tác đánh giá văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước, hạn chế việc sử dụng giấy tờ tuỳ tiện. 3 2. Một số vấn đề chung về đánh giá văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Đánh giá văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan có những ý nghĩa và mục đích khác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước. 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, văn bản là một phương tiện quan trọng để ghi lại và chuyển đạt các quyết định quản lý, là hình thức cụ thể hoá pháp luật, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Đó là công cụ điều hành không thể thiếu và là sản phẩm tất yếu của quá trình quản lý” (Lưu Kiếm Thanh, 2005). Xây dựng nhà nước pháp quyền là xu thế tất yếu và là quan điểm cơ bản, nhất quán được thể hiện trong nhiều văn kiện chính trị - pháp lý của Đảng và Nhà nước. Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Để Nhà nước thực sự trở thành Nhà nước pháp quyền thì điều đầu tiên có ý nghĩa quyết định là phải xây dựng được một hệ thống pháp luật dân chủ, minh bạch, công khai đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, công tác này đã đạt được những kết quả bước đầu: các cơ quan nhà nước đã ban hành số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; đã phát hiện, xử lý được một số văn bản trái pháp luật, góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; hình thành được thể chế, tổ chức bộ máy và các điều kiện bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản được triển khai trên thực tế. Tuy nhiên về cơ bản công tác này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, hoạt động kiểm tra, đánh giá văn bản nhiều lúc, nhiều nơi chưa thực sự hữu hiệu. Với những bất cập trong quá trình soạn thảo, thẩm định, ban hành thì vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, nhân dân và việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân chính là các cấp lãnh đạo chưa nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra văn bản; các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện công tác này chưa được triển khai một cách đồng bộ giữa các cấp, các ngành; năng lực của phần lớn các cơ quan, công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác này… nhưng một nguyên nhân căn bản là các công cụ đánh giá văn bản chưa được vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác đánh giá văn bản. Bên cạnh đó, các công cụ đánh giá văn bản cũng còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết là phải có những giải pháp cụ thể và đồng bộ nhằm hoàn thiện công cụ đánh giá văn bản, tăng tính hiệu quả và phát huy được vai trò của công tác đánh giá văn bản trong việc xây dựng mọt hệ thống pháp luật 2 minh bạch, thống nhất tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. II. LÝ THUYẾT. 1. Văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Có thể khẳng định văn bản quản lý nhà nước chính là phương tiện xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước. Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước, do đó cần xem xét là bộ phận hữu cơ của hoạt động quản lý nhà nước và là một trong những biểu hiện quan trọng của hoạt động này. Các văn bản quản lý nhà nước luôn có tính pháp lý chung. Tuy nhiên, biểu hiện của tính chất pháp lý của văn bản không giống nhau. Có những văn bản chỉ mang tính chất thông tin thông thường nói chung trong khi có những văn bản mang tính cưỡng chế thực hiện. Trong hoạt động quản lý nhà nước, nhiều loại văn bản được hình thành. Theo sự phát triển của quá trình quản lý, hệ thống các văn bản quản lý nhà nước được hình thành. Hệ thống văn bản là một tập hợp những văn bản hình thành trong hoạt động của một cơ quan hay một số cơ quan, đơn vị nhất định có liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt pháp lý. Các hệ thống văn bản quản lý có thể hình thành theo chức năng quản lý khác nhau hoặc theo phạm vi quản lý cụ thể. Các hệ thống này luôn có những giới hạn khác nhau. Cũng cần lưu ý ở đây, không phải bất cứ văn bản nào có mặt trong khối tài liệu của một cơ quan cũng đều là thành phần hữu cơ của hệ thống văn bản do cơ quan đó tạo nên. Thực tế cho thấy, ở các cơ quan thường có những văn bản xuất hiện không phải từ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mà theo một quan hệ có tính chất ngẫu nhiên. Không ít văn bản trong số đó còn gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan khi cán bộ lãnh đạo cần sử dụng hệ thống văn bản của cơ quan mình như một phương tiện để thu thập các thông tin có giá trị. Từ đó cần đặc biệt nhấn mạnh đến việc xác định đúng đắn giới hạn của các hệ thống văn bản dựa trên chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của cơ quan. Giữa các hệ thống văn bản có mối liên hệ rất khác nhau; phụ thuộc, bao hàm, đan xen. Tình trạng các văn bản chồng chéo lẫn nhau là một hiện tượng rất phổ biến trong các hệ thống văn bản quản lý nhà nước của chúng ta hiện nay. Ngoài ra phần lớn các văn bản của chúng ta chưa được tiêu chuẩn hoá làm cho tính thống nhất giữa các văn bản trong một hệ thống và giữa các hệ thống hết sức hạn chế. Tình trạng này cần sớm được khắc phục. Có nhiều phương hướng để khắc phục những tồn tại trên trong đó cần đặc biệt chú ý đến công tác đánh giá văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước, hạn chế việc sử dụng giấy tờ tuỳ tiện. 3 2. Một số vấn đề chung về đánh giá văn bản và hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Đánh giá văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan có những ý nghĩa và mục đích khác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn bản quản lý quản lý nhà nước vấn đề xã hội quản lý kinh tế kinh tế xã hộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 409 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 385 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 282 0 0 -
3 trang 276 6 0
-
2 trang 276 0 0
-
197 trang 275 0 0
-
17 trang 256 0 0
-
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 240 1 0 -
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 221 0 0