Danh mục

Văn bia thời Lý - Trần: Một số nét cơ bản về thể thức - nội dung nghệ thuật

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.30 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn bia thời Trần là sự nối tiếp của văn bia thời Lí, về đại quan, có thể phân chia làm 2 loại cơ bản: bia công trình và bia mộ. Trong 21 văn bia thời Trần (như khảo sát trên đây), số lượng văn bia viết về việc xây dựng các công trình Phật giáo vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất, lên tới 17/ 21 (xấp xỉ 81%).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn bia thời Lý - Trần: Một số nét cơ bản về thể thức - nội dung nghệ thuật Văn bia thời Lý - Trần: Một sốnét cơ bản về thể thức - nội dung - nghệ thuật Văn bia thời Trần là sự nối tiếp của văn bia thời Lí, về đại quan, có thể phân chialàm 2 loại cơ bản: bia công trình và bia mộ. Trong 21 văn bia thời Trần (như khảo sáttrên đây), số lượng văn bia viết về việc xây dựng các công trình Phật giáo vẫn chiếm tỉ lệcao nhất, lên tới 17/ 21 (xấp xỉ 81%). Bên cạnh các bia chùa còn có bia ghi về đạo quánvà đền thờ thần. Tuy nhiên, dẫu là bia chùa, bia đạo quán hay bia đền thờ thần... chúngvẫn có những nét khá chung, vì đều thuộc các công trình gắn với chủ trương của nhànước quân chủ đương thời, nhắm vào việc vun bồi nền phong hóa và cầu chúc cho vậnnước dài lâu, thánh hoàng trường thọ… đây cũng là nét tương đồng với thời Lí. Chính vì lýdo trên, trong các văn bia thời Trần thường vẫn xuất hiện những lời chúc tụng, kiểu:“Kính chúc Kim thượng Hoàng đế thánh thọ vô cùng (Hứa Tông Đạo: Bạch HạcThông Thánh quán chung), “Xin chúc hai vị hoàng đế: Núi thọ mãi vững, bể phúc thêmsâu, di địch chín châu, thảy đều thần phục” (Thích Sùng Nhân: Đại Bi Diên Minh tự bi).Công chúa Thiệu Ninh dựng chùa Từ Ân ngụ ý báo ơn vua cha (Hồ Tông Thốc: Từ Ântự bi minh tính tự). Phạm Sư Mạnh trong bia chùa Sùng Nghiêm cho biết, việc dựngchùa, đúc tượng chính là để sớm chiều cầu khấn cho “Hoàng đồ bền vững, thiên hạ tháibình, đức vua muôn tuổi” (Sùng Nghiêm sự Vân Lỗi sơn Đại Bi tự). Còn Trần QuốcChẩn trong bài văn bia dựng ở đền thờ vị thần thời cổ cũng cho biết: “Vả lại việc sửasang văn đức là để rộng mở công lao bình trị; xây dựng miếu đền là để thể hiện tấc dạkính thành. Đó cũng là khiến cho phúc lớn vô cùng của tông miếu xã tắc được bền lâu”(Cổ tích thần từ bi kí), v.v… Tỉ lệ của hai loại bia, bia đền thờ thần và bia đạo quán thời Trần tuy không nhiềusong cũng tạo ra nét khác biệt nhất định so với văn bia thời Lí. Ngoài ra, nếu ở thời Líhiện vẫn bảo lưu được một số bia thuộc loại mộ chí, nguồn gốc của nó là loại bia đểchôn xuống mộ, thì ở giai đoạn này, chí ít còn bảo lưu được một bia mộ đạo, là loại biadựng trên mặt đất, cung cấp thêm dữ liệu để nghiên cứu về hệ thống bia mộ thời Lí -Trần. Về tên gọi mang tính chất định danh thể loại, văn bia thời Trần dùng cáctên: bi, bi kí, bi minh tính tự…, trong đó “bi minh tính tự” là cách gọi phổ biến nhất. Giai đoạn nhà Trần, tuy Phật giáo vẫn là tôn giáo được tôn sùng, nhưng bên cạnhđó, Nho giáo phát triển mạnh dần; đến cuối thời Trần, vị trí của học thuyết này có nhữngbước tiến đáng kể, kết quả là đội ngũ nho sĩ ngày một đông đảo và vị trí của họ khôngngừng được nâng cao. Do đó, văn bia thời Trần tuy phần lớn vẫn là bia chùa, nhưng tácgiả lại chủ yếu thuộc giới quan chức, lên tới 16/21, xấp xỉ 76%, trong số đó có sự gópmặt của không ít danh nho. Tác giả thuộc giới tăng lữ chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn(3/21, ~ 14%). Bên cạnh các nhà nho, nhà sư còn có tác giả thuộc giới đạo sĩ như HứaTông Đạo, tác giả Bạch Hạc Thông Thánh quán chung. Như vậy, có thể thấy, tác giảvăn bia thời Trần có sự góp mặt đầy đủ của đại diện Tam giáo. Đó là điều chưa có ở cácvăn bia thời Lí hiện còn. Mở đầu văn bia chùa Vĩnh Báo (Vĩnh Báo tự bi), nhân nói về Tư đồ Văn Huệvương Trần Quang Triều và vị trưởng đường họ Nguyễn, tác giả bài văn bia là Tháitrung đại phu, Hàn lâm học sĩ, Thái Nguyên phủ sứ kiêm Chuyển vận sứ Trần [?] Hồngviết: “Kẻ ngu này từng quan sát việc hành chỉ của Tư đồ Văn Huệ vương, thấy việc ragiúp đời hay lui về nghỉ của ông đều theo thời mà không trái lẽ thường, khiến sinh dânđược hưởng nhiều ơn huệ, thật đúng với nghĩa “quân tử tùy thời” mà Kinh Dịch đã nóivậy. Lại quan sát sự chuyên cần không trễ nải của ông trưởng đường họ Nguyễn, thật làhết lòng vì phận sự, khiến cả nhà nể phục, đúng như câu “gia thần tận trung” màsách Xuân thu từng chép vậy”. Tuy là bài văn bia dựng ở chùa nhưng ngôn từ trongđoạn văn trên rõ ràng là của một nhà nho, các sách được trích dẫn cũng đều là kinh điểnNho gia. Hồ Tông Thốc soạn bài Từ Ân tự bi minh tính tự, là văn bia dựng ở chùa, nhưngnội dung lại thuần túy là lời ca ngợi nết hiếu của công chúa Thiệu Minh, ý tứ chủ đạokhông vượt ra ngoài quan niệm về hiếu của nhà nho, cụ thể là câu nói của Tăng Tử:“Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu hĩ” (Thận trọng với việc ma chay của cha mẹmình, truy tưởng đến các vị tổ tiên đời xa của mình, như thế thì cái đức của dân sẽ trởnên thuần hậu vậy. Luận ngữ - Học nhi). Do là nhà nho, cho nên trong một số trườnghợp, tuy là viết bia chùa nhưng tư tưởng của các tác giả thể hiện ra hoàn toàn thuộcphạm vi Nho giáo, không mảy may đề cập đến các phạm trù của triết học Phật giáo. Trong bài văn khắc trên chuông quán Thông Thánh ở Bạch Hạc - bài văn khắclên chuông thờ ở đạo quán của Đạo giáo - đạo sĩ Hứa Tông Đạo kh ...

Tài liệu được xem nhiều: