Bài viết Văn chương và tính đa nghĩa theo góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Pháp trình bày: Hiểu tính đa nghĩa của văn chương, cần đối lập văn chương trên nhiều bình diện. Đối lập với bản chất, văn xuôi là tự tiêu diệt về nghĩa, thơ ca không bao giờ tự hủy. Đối lập với hội họa, văn chương là "kí hiệu", hội họa chỉ cho ta "sự vật". Đối lập với "người viết" hướng đến người đọc, nhà văn là một “động từ nội động”,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn chương và tính đa nghĩa theo góc nhìn của một số nhà nghiên cứu PhápVĂN CHƯƠNG VÀ TÍNH ĐA NGHĨATHEO GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁPTRƯƠNG DĨNHTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Hiểu tính đa nghĩa của văn chương, cần đối lập văn chương trênnhiều bình diện. Đối lập với bản chất, văn xuôi là tự tiêu diệt về nghĩa, thơca không bao giờ tự hủy. Đối lập với hội họa, văn chương là kí hiệu, hộihọa chỉ cho ta sự vật. Đối lập với người viết hướng đến người đọc, nhàvăn là một “động từ nội động”. Ngôn ngữ văn chương khác với lời nóithường ở tính bất tận về nghĩa. Tính đa nghĩa đồng nghĩa với tính văn. Vănchương vốn là thể loại “mập mờ” do sự khúc xạ của ngôn từ vốn là ngôn ngữkhông dễ khám phá một cách trực tiếp. Về mặt lịch đại, lịch sử nghiên cứuvăn chương đối lập văn chương với “trò chơi” sáng tạo. Tính đa nghĩa dẫnđến cách đọc văn tạo nghĩa, đến các “hiểu lầm sáng tạo” đối với người đọc.Đọc văn vắng mặt nhà văn tạo cho người đọc sự tự do tạo nghĩa. Viết vănvắng mặt người đọc, nhà văn mở rộng khả năng tạo nghĩa cho độc giả. Dạyvăn là dạy cho học sinh tạo nghĩa cho văn chương, khám phá tính “ma thuật”đa nghĩa của văn chương.Tính đa nghĩa của văn chương không phải là điều mới lạ trong sáng tạo, cảm thụ,nghiên cứu văn chương. Tuy nhiên, lâu nay, vấn đề thường chỉ được xét trên một bìnhdiện ngữ nghĩa thuộc về “bản chất tồn tại của văn chương”, đó là quan hệ giữa nghĩatường minh và nghĩa tiềm ẩn. Thật ra thì mọi sự vật đều tồn tại trong các mối quan hệ.Hiểu một sự vật cụ thể hay trừu tượng đều phải đặt nó trong hệ thống “trường sự vật”.Văn chương được hiểu đầy đủ hơn khi đối lập nó với “trường nghệ thuật” như hội họa,âm nhạc, điêu khắc, vũ đạo, điện ảnh,... Văn chương trong quan hệ của thể loại ngôn từ,đặc biệt là thi ca, có điểm không giống văn xuôi về mặt tạo nghĩa. Trên “trường thôngtin - giao tiếp”, văn chương là một lối nói thường “đặc biệt”. Gần đây, người ta còn sosánh “trò chơi ngữ nghĩa” của sáng tạo và cảm thụ văn chương với trò chơi của trẻ con.Tính đa nghĩa của văn chương, xét trong quan hệ đối lập, dẫn tất yếu đến khái niệm“đọc văn” và “tính văn”.Dựa trên một số tài liệu nghiên cứu văn học Pháp, bài viết này nhằm tập hợp ý kiến củamột số nhà văn và nhà nghiên cứu văn học xung quanh vấn đề văn chương và tính đanghĩa. Các ý kiến đối lập giữa các thể loại với văn chương phần nào có tính cực đoan,tuy nhiên cũng đã góp phần làm sáng tỏ “bí ẩn nghệ thuật” của văn chương. Sự hiểu biếtthấu đáo về văn chương và tính đa nghĩa xuất phát từ đặc thù thể loại sẽ giúp giáo viêndạy văn chương khắc phục cách khai thác và giảng dạy văn chương chỉ dựa trên mộtnghĩa, lại thêm tính áp đặt và thường cũng không giúp học sinh hiểu tại sao lại có nghĩaấy, dẫn đến việc học sinh chán học văn vì thấy đọc văn chương chả khác gì học các vănTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 63-7064TRƯƠNG DĨNHbản khác. Bài viết cũng muốn nhắc nhở tình trạng sáng tác văn chương, đặc biệt là thơ,nhân danh đa nghĩa lại chẳng giúp người đọc tìm ra một nghĩa nào cả.TÍNH ĐA NGHĨA: MA THUẬT CỦA VĂN CHƯƠNG1. Đặc điểm quan trọng và chủ yếu nhất của văn bản văn học là tính đa nghĩa của nó.Ngày nay, người ta khẳng định điều đó bằng nhiều cách, thường bằng cách đối lập vănbản văn học với văn bản đời thường có tính đơn nghĩa, tính nghĩa duy nhất mà nếukhông có nó thì không có giao tiếp. Sự đối lập lý thuyết đó coi văn bản văn học như làmột văn bản không có nghĩa, không biểu đạt bất cứ điều gì: một loại hình thẩm mỹthuần túy, “thi ca thuần túy” chỉ tạo được giá trị cho nó và bởi nó. “Est Pur ce qui n’estle signe de rien” (Paul Valery). Valery là một trong những người đầu tiên phân tích rạchròi tính chất của văn học thông qua sự đối lập giữa thi ca và văn xuôi. Ông cho rằng:Văn bản văn xuôi thuộc “thế giới thực hành” (có thể hiểu là thế giới đời thường), chỉđược tạo ra để hiểu và không vượt khỏi mục đích đó. Ông nói: “Bản chất của văn xuôilà tự tiêu diệt, sau khi đã được hiểu, là sự hòa tan, là sự hủy hoại không được phục hồi,được thay thế hoàn toàn bằng hình ảnh hay bằng sự xung động mà nó tạo nên từ cácquy ước ngôn ngữ. Ngược lại, thi ca không phải là đối tượng của sự hiểu và do đó, nókhông bao giờ tự hủy hoại” [1].2. Cũng theo cách đối lập đó, Valery đã tìm sự song hành giàu tính hùng biện giữa đi vànhảy múa. “Đi cũng như văn xuôi, hướng về một đối tượng có điểm kết thúc, đó là mộthành động hướng về một cái gì theo đích ta đã định ra. Nhảy múa cũng như thi ca đượcthực hiện tự do bản thân. Thi ca không thể quy về một ý nghĩ nhất định” [1] . Nếu ngườita lo lắng (thường hay có hiện tượng như vậy) về điều gì tôi muốn nói trong bài thơ nàycủa tôi thì tôi sẽ trả lời rằng: tôi không muốn nói điều gì cả, tôi chỉ muốn làm (faire).Đối với ông, từ không phải là đối tượng của sự diễn đạt như người ta muốn mà chỉ làmột “đối tượng thuần túy”. Ông nói rằng các ý kiến trên không chỉ nói về thi ca ...