Thông tin tài liệu:
Vận chuyển các chất qua các màng sinh học có thể được thực hiện nhờ 3 cơ chế khác nhau về mặt nguyên lí sau, phụ thuộc vào kích thước phân tử, mức độ kị nước các đặc điểm cấu trúc của chúng:
1. Khuyến tán đơn giản qua lớp lipid và ở một mức độ nào đó – qua vùng phân cực của màng.
2. Vận chuyển đặc hiệu với sự tham gia của các chất vận chuyển, loại vận chuyển này bao gồm cả các hệ thống trong đó những chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận chuyển các chất qua màng
VẬN CHUYỂN QUA MÀNG
MỞ ĐẦU
Vận chuyển các chất qua các màng sinh học có thể được thực hiện
nhờ 3 cơ chế khác nhau về mặt nguyên lí sau, phụ thuộc vào kích
thước phân tử, mức độ kị nước các đặc điểm cấu trúc của chúng:
1. Khuyến tán đơn giản qua lớp lipid và ở một mức độ nào đó –
qua vùng phân cực của màng.
2. Vận chuyển đặc hiệu với sự tham gia của các chất vận chuyển,
loại vận chuyển này bao gồm cả các hệ thống trong đó những chất
được vận chuyển phải trải qua một số biến đổi hóa học nhất định
trong quá trình vận chuyển.
3. các cơ chế vận chuyển đồng hành với những biến đổi đáng kể
trong kiến trúc của màng (dù là những biến đổi nhất thời), như sự
ẩm bào và vận chuyển các biopolymer.
Các định luật khuyếch tán
Định luật 1 Fic
Số lượng hạt của một chất (n) khuyếch tán dọc theo trục x qua 1 đơn
vị diện tích (1/A) vuông góc với trục này trong 1 đơn vị thời gian
bằng:
(1/A).(dn/dt) = - D.(∂c/∂x)
Trong đó A là diện tích bề mặt, D là hệ số khuyếch tán, c là nồng độ
của chất khuyếch tán
Khi nghiên cứu quá trình vận chuyển thì vế trái của phương trình
trên được gọi là dòng (của chất khuyếch tán) và được kí hiệu bằng kí
tự J. Như vậy, theo định luật 1 Fic thì dòng của một chất tỉ lệ thuận
với hệ số khuyếch tán và gradient nồng độ của chất đó (∂c/∂x) tại
một điểm đã cho trên trục x vào một thời điểm nhất định, dấu “−”
trong công thức này vì dòng di chuyển các chất ngược chiều với
hướng của gradient nồng độ các chất đó.
định luật 2 Fic
Tuy nhiên trong trường hợp đơn giản nhất định luật 1 Fic cũng chỉ
đúng khi khuyếch tán qus một lớp mỏng chất lỏng phân cách 2
khoang chứa với các dung dịch không bị pha trộn. Khi mô tả quá
trình khuyếch tán trên một khoảng cách lớn hơn, trong trường hợp
đơn giản nhất cũng không áp dụng được định luật 1, vì quá trình
có ít nhất 4 thông số, Trong trường hợp này phải chuyển phương
trình mô tả định luật 1 sang dạng phương trình vi phân trong các
đạo hàm riêng, sẽ được phương trình vi phân mô tả sự khuyếch tán
trên một khoảng cách lớn hơn:
(∂c/∂t) = D .(∂2c/∂x2)
Đây chính là định luật 2 Fic. Theo định luật này, tốc độ biến đổi
nồng độ tỉ lệ thuận với đạo hàm bậc 2 của nồng độ theo trục x.
Phương trình Teorell
Về mặt hiện tượng, định luật 1 Fic có thể được coi là trường hợp
riêng của phương trình (công thức) khái quát của khuyếch tán
(Teorell) đối với dòng chất:
Dòng chất = độ di động × nồng độ × động lực toàn phần
Khi khác ngoại lực thì hệ thống sẽ tiến tới trạng thái cân bằng. trong
trạng thái này chất đó có thế năng hóa học như nhau tại mọi điểm
trong dung dịch (vf dung dịch đồng nhất, không có sự khác biệt về
nồng độ của chất hòa tan).
Khi mô tả quá trình khuyếch tán động lực toàn phần của quá trình
chính là thế năng hóa học μ, và định luật 1 có thể viết ở dạng:
J = (1/A).(dn/dt) = - Uc.(∂µ/∂x)
Trong đó U độ di động của chất khuyếch tán, c là nồng độ của nó .
Thế năng hóa học của các phân tử trong dung dịch loãng lí tưởng
là:
μ = μo + RT lnc
Từ đó dễ thấy hệ số khuyếch tán
D = RTU
Hệ số khuyếch tán của các chất có phân tử lượng thấp khoảng 10-5
cm2/s (của nước là 2,5⋅10-5 cm2/s và của sacaroza là 0,5⋅10-5 cm2/s).
Bởi vì trong quá trình khuyếch tán nồng độ các chất biến đổi theo
khoảng cách x và thời gian t, nên định luật 2 Fic phải viết ở dạng:
∂c(x, t)/∂t = D .[∂2(x, t)c/∂x2]
từ đó có thể tính được bình phương của sự dich chuyển trung bình
của các chất;
x2 = (1/n) ∫c(x, t)x2dx
Với tích phân xác định được tính theo thời gian từ −∞ đến +∞. Các
tính toán cho kết quả sau:
x2 = 2Dt
Thay giá trị D = 10-5 cm2/s đối với đa số các phân tử có kích thước
bé vào phương trình trên sẽ nhận được giá trị dịch chuyển trung
bình của các phân tử này là 4,4 μm/s, hay 34,6 μm/min, 0,27 cm/h
hoặc 1,31 cm/ngày đêm. Như vậy, khuyếch tán trên những khoảng
cách nhỏ là một quá trình nhanh và khuyếch tán trên những
khoảng cách lớn là một quá trình chậm.
Sự khuyếch tán qua màng
Khác với khuyếch tán trong thể tích là lĩnh vực áp dụng định
luật 2 Fic (phương trình khuyếch tán trong các đạo hàm bậc
2), sự khuyếch tán các các chất qua màng có thể mô tả được
bằng phương trình vi phân bình thường (định luật 1 Fic). Ở
dạng chung hơn định luật 1 Fic cũng áp dụng được cho
trường hợp khuyếch tán gián tiếp, tức là nhờ các chất vận
chuyển trung gian. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã
khẳng định tính đúng đắn của kết luận này.
Trên thực tế dòng chất qua màng phụ thuộc vào bào độ thấm
của màng đối với chất đó (P, P = D/l) và sự chênh lệch nồng
độ của nó ở 2 phía của màng Δc, trong đó dx = l (l là độ dày
của màng sinh học).
Hệ số khuyếch tán thực tế phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của
các hạt. Đối với các phân tử protein có công thức sau:
DMr ...