Thông tin tài liệu:
Sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các trường phổ thông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành học nào trước mùa thi. Đa số các em không biết sử dụng những kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để… thi đỗ ĐH. Cho dù những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học tích cực trong và ngoài nước được đưa vào các trường học, như phương pháp “bàn tay nặn bột” (Hands-on), phươngpháp Montessori… nhưng việc áp dụng và hiệu quả của phương pháp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vẫn chuyện “học đi đôi với hành” Vẫn chuyện “học đi đôi với hành” Sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn ở các trường phổ thông đã khiến các sinh viên tương lai không biết nên lựa chọn ngành học nào trước mùa thi. Đa số các em không biết sử dụngnhững kiến thức đã được học vào việc gì ngoài việc để…thi đỗ ĐH.Cho dù những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy họctích cực trong và ngoài nước được đưa vào các trường học,như phương pháp “bàn tay nặn bột” (Hands-on), phươngpháp Montessori… nhưng việc áp dụng và hiệu quả củaphương pháp này vẫn còn rất nhiều hạn chế.Nhiều thầy cô giáo vẫn lúng túng trong việc áp dụng lýthuyết vào thực tiễn, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phálý thuyết qua thực tiễn… Kết quả là, vẫn còn tình trạng cácbậc phụ huynh và học sinh kêu trời vì mớ lý thuyết và bàitập nặng nề mà thầy cô giáo giao cho.Và hậu quả sâu xa hơn là, có những học sinh kết quả họctập rất cao nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống,nhiều thủ khoa vẫn chưa biết việc chọn trường chọn ngànhcủa mình đã đúng hay chưa…Trên Diễn đàn edu.net.vn đã có khá nhiều người tranh luậnvề vấn đề này, chúng ta hãy cùng đọc và suy ngẫm:Một thành viên có nickname lalalala viết:“Giáo dục của ta thiếu liên hệ với thực tế với công việc saunày nên nó mông lung. Cần phải làm sao mà gắn kết vớicuộc sống chứ không phải là một mớ lý thuyết suông hổnđộn chẳng mang lại lợi ích gì chỉ thêm rối rắm chán nản.Tóm lại, là làm sao việc giáo dục của chúng ta phải có íchcho cuộc sống sau này. Phải đáp ứng tất cả những kỹ năngcơ bản cần thiết, đồng thời cũng định hướng phân hóa họcsinh.Ở lứa tuổi càng nhỏ thì càng phải gắn chặt từng khái niệmvới sự vật hiện tượng thực tế. Các kiến thức hiện nay hơibác học nên học sinh rất khó tiếp thu nhất là kiến thức vềsinh học, địa lý, lịch sử, văn học.Tại sao chúng ta lại bắt con trẻ nhồi nhét những kiến thứcmà kể cả người lớn cũng đang phải đau đầu đối mặt hàngngày, trong khi lại không hổ trợ gì cho chúng”Một thành viên là Q-NguyenT lại có những ý kiến và phântích hết sức cụ thể, thấu đáo:“Học là chỉ để “học cách tư duy” – bất cứ học sinh nào cótư tưởng như thế đều sẽ không thể trở thành người có tầmnhìn xa trông rộng. Học là phải giỏi, điểm phải cao – đócũng không phải là một suy nghĩ tốt.Học chỉ để lấy tư duy nên học cần phải có “sáng tạo”, phảicó lời giải hay, phải có mẹo mực làm bài thi kiểm tra, để rađáp số nhanh nhất, để đạt điểm cao nhất, nhưng những cáiđó lại kém thiết thực đối với đời sống nhất.Nếu bạn không tin vào điều đó, hãy nhìn vào hiện thực vàtự vấn mình rằng: tại sao có những “thủ khoa giỏi nhưngchưa tài”? Học sinh thi đỗ đại học với số điểm cao nhưngvẫn phải “học đi rồi học lại” tới hàng chục học trình trongtrường đại học? Sinh viên tốt nghiệp với bằng đại học khágiỏi vẫn tỏ ra ngỡ ngàng trước công tác thực tế?Bởi vì những người ấy đi học mà không xác định đượcmình học để làm gì ngoài việc nghĩ rằng: cứ học là sẽ tốt;họ đã đi trên một con đường nhưng lại không biết nó dẫntới đâu ngoài suy nghĩ rằng: cứ đi sẽ tới. Các học sinh saukhi thi đỗ vào đại học bắt đầu nghĩ rằng “thế là xong”, cònsinh viên đại học khi được tốt nghiệp ra trường rồi thì nghĩrằng “thế là ổn”.Trong các nhà trường phổ thông, các thầy cô giáo và họcsinh đều không có thói quen liên hệ những điều mình giảngdạy, những điều được học với thực tiễn.Trong khi chính những sự liên hệ giữa lý thuyết và thựctiễn trong các môn học sẽ góp phần quan trọng vào quátrình hình thành tư tưởng học tập có chủ đích, hình thànhcác định hướng tư duy, sự quan tâm đối với các lĩnh vực trithức của học sinh cho nghề nghiệp tương lai sau này.Ngược lại, thầy cô và học trò lại dành sự liên tưởng chủyếu cho các câu hỏi thi, những sự đánh đố nhau, hoặc saocho nắm được bài thật chắc, nhớ được lâu, để học thậttốt……Đó là môi trường và mảnh đất tốt cho mục đích học vìđiểm, học vì thành tích như hiện nay. Đồng nghĩa với nó sẽlà sự thất bại lớn của khẩu hiệu “học đi đôi với hành”, “lýthuyết đi đôi với thực nghiệm” trong sự nghiệp giáo dục.Từ khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thực hiện biện phápđổi mới trong thi cử, chuyển sang hình thức thi trắcnghiệm, lúc ấy cả những người trong ngành và bên ngoàingành giáo dục mới vỡ lẽ ra một tồn tại mà chúng ta đãnghi ngờ từ lâu nhưng chưa có dịp kiểm chứng “các họcsinh phổ thông học vì điểm”, phương châm của giáo dụcphổ thông là “thi đại học thế nào thì dạy và học như thế”.Hoá ra khẩu hiệu mà chúng ta vẫn hô hào thực hiện “họcđi đôi với hành”, “nhà trường phải gắn liền với xã hội”vẫn chỉ là mục tiêu xa vời.…Ước mơ của học sinh Việt Nam khi lớn lên là được họcđại học, nhưng đó là đại học gì thì hầu như không một họcsinh nào ...