Danh mục

VĂN ĐA-NGƯỜI HỌA SĨ, CHIẾN SĨ ĐÃ LÊN ĐƯỜNG

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.70 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

.Họa sĩ Nguyễn Văn Đa tên thường gọi là họa sĩ Văn Đa sinh ngày 22/12/1928 tại Hà Nội. Quê quán thôn Kim Hoàng xã Thọ Nam, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. Trú quán tại Nguyễn Khắc Hiếu, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Từ nhỏ ông học trường Yên Phụ, Thăng Long, Hà Nội. Năm 17 tuổi ông tham gia Đội viên Giải phóng quân Hà Nội. Năm 1946 là học viên Quân chính khoá 5 (khu II). Thời kỳ chống Pháp 1947- 1951 làm báo phụ trách ấn loát, báo miền Tây, của Trung Đoàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN ĐA-NGƯỜI HỌA SĨ, CHIẾN SĨ ĐÃ LÊN ĐƯỜNG VĂN ĐA-NGƯỜI HỌA SĨ, CHIẾN SĨ ĐÃ LÊN ĐƯỜNG Họa sĩ Nguyễn Văn Đa tên thường gọi là họa sĩ Văn Đa sinh ngày 22/12/1928 tại Hà Nội. Quê quán thôn Kim Hoàng xã Thọ Nam, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây. Trú quán tại Nguyễn Khắc Hiếu, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Từ nhỏ ông học trường Yên Phụ, Thăng Long, Hà Nội. Năm 17 tuổi ông tham gia Đội viên Giải phóng quân Hà Nội. Năm 1946 là học viên Quân chính khoá 5 (khu II). Thời kỳ chống Pháp 1947- 1951 làm báo phụ trách ấn loát, báo miền Tây, của Trung Đoàn 52 Tây Tiến. Năm 1951- 1954: Họa sĩ báo Lính Đồng bằng - Sư đoàn 320 Năm 1955- 1958: là họa sĩ báo Quân đội Nhân dân- Tổng cục Chính trị Năm 1958- 1963: Học trường Cao đẳng Mỹ thuật. Năm 1963 sau khi tốt nghiệp, họa sĩ về Phòng Văn nghệ Quân đội. Họa sĩ vừa sáng tác vừa giúp các Quân khu quân binh chủng trong việc đào tạo họa sĩ trẻ. Cũng trong thời gian này, họa sĩ đã đi thâm nhập các đơn vị chiến đấu để ghi chép sáng tác, đồng thời phát hiện đào tạo các hạt nhân mỹ thuật ở các đơn vị cơ sở. Những chuyến đi chiến trường B, C, họa sĩ đã ghi chép được nhiều tài liệu quý thời chống Mỹ cứu nước để sáng tác những tác phẩm sau này, như: - Hồi ký kháng chiến- sơn dầu (120x90cm) 1963. - Long Biên những năm chống Mỹ- sơn dầu (140x100cm) 1970. - Sương sớm - sơn dầu (120x80cm) 1970. - Bác Hồ với bộ đội- sơn dầu (200x130cm) 1973. - Cù lao chàm- sơn dầu (80x60cm) 1980. - Tây Tiến - sơn dầu (120x90cm) 1982. - Trực chiến- sơn dầu (60x80cm) 1997. Năm 1980 - 1988, họa sĩ tham gia giảng dạy tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Bên cạnh đó ông vẫn tham gia sáng tác tranh minh họa báo và cộng tác với nhiều tờ báo và nhà xuất bản như Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Quân đội, Báo Phụ nữ Việt Nam, báo Quân đội Nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1989-1994, là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật chuyên ngành Hội họa-Hội Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1997, Triển lãm cá nhân tại 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Một số tác phẩm của họa sĩ tham gia các triển lãm đã nhận được giải thưởng như: - Giải Nhất Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô - Giải Nhì Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1976- 1980. - 2 giải Nhì về Đồ họa minh họa sách báo năm 1985. Do có nhiều công lao, cống hiến cho Quân đội và văn hóa nghệ thuật, đại tá, họa sĩ Nguyễn Văn Đa đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: - Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất - Huân chương Độc lập hạng Ba - Huân chương Quân công hạng Ba - Huân chương Chiến sĩ Vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba - Huy chương Quân kỳ Quyết thắng - Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam - Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật - Giải thưởng Nhà nước đợt I năm 2000 về Văn học nghệ thuật. - Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Vài năm gần đây, tuy già yếu nhưng Đại tá, họa sĩ Văn Đa vẫn vẽ và tham gia đều đặn Triển lãm Mỹ thuật do Hội tổ chức, cho đến ngày cuối đời, họa sĩ hy vọng khoẻ mạnh để tiếp tục sáng tác tranh về đề tài lực lượng vũ trang nhưng do tuổi cao bệnh nặng, họa sĩ đã ra đi lúc 16 giờ 26 phút ngày 10 tháng 3 năm 2008 (tức ngày 3 tháng 2 năm Mậu Tý) hưởng thọ 81 tuổi. Họa sĩ Nguyễn Văn Đa mất đi, giới mỹ thuật và Quân đội mất đi một họa sĩ tài năng suốt đời cống hiến sáng tác về đề tài Lực lượng vũ trang. Chúng ta mất đi một người bạn, một đồng chí, một đồng nghiệp đã có công đóng góp cho nền Mỹ thuật Cách mạng Việt Nam, cũng là sự tổn thất với quê hương và gia đình. Nhưng hình ảnh người chiến sĩ văn nghệ tài năng và tác phẩm của ông vẫn còn mãi. Bằng Lâm

Tài liệu được xem nhiều: