Bài viết này không nhằm bàn luận về năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của giảng viên báo chí mà chủ yếu đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao chất lượng của quá trình tổ chức thực hiện các môn học thuộc các chuyên ngành báo chí.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề chất lượng giảng viên với việc nâng cao chất lượng đào tạo báo chí Vấn đề chất lượng giảng viên với việc nâng cao chất lượng đào tạo báo chíBài viết này không nhằm bàn luận về năng lực, phẩm chất nghề nghiệp củagiảng viên báo chí mà chủ yếu đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của nó trongviệc nâng cao chất lượng của quá trình tổ chức thực hiện các môn học thuộccác chuyên ngành báo chí. Đây là một điểm mấu chốt vì không phải cứ có mộtquy trình đào tạo tốt là tự nó đã có thể tạo ra được chất lượng đào tạo tốt theo ýmuốn.1. Lâu nay, khi nói về công tác đào tạo, giảng dạy, bồi dưỡng báo chí ở nước ta, cómột vấn đề thường xuyên được nêu ra, đó là: dạy báo chí phải là dạy nghề. Chínhtừ vấn đề này, đã nảy sinh một loạt các vấn đề khác như những hệ quả tất yếu: đãlà dạy nghề thì người dạy phải có nghề; vậy nếu giảng viên không làm báo, khôngviết báo thì lấy gì để dạy nghề cho người khác về cách làm báo, viết báo? Thậmchí, còn có ý kiến đại loại rằng: Trong các lớp báo chí hiện nay, người học khôngcần biết người đứng trên bục có học vị hay hàm gì! Họ chỉ quan tâm đây có phảilà nhà báo giỏi hay không? Do đó, phương pháp dạy báo tốt nhất là mời các nhàbáo giỏi đến để truyền nghề, còn đào tạo như hiện nay là không hiệu quả v.v...Cũng đề cập đến vấn đề đào tạo báo chí ở nước ta, một bài báo trên mạng đã mởđầu như thế này: “Giáo trình cũ kỹ. Phương pháp đào tạo không gắn liền với thựctiễn đời sống. Có cả những giáo viên giảng dạy chuyên ngành báo chí nhưngkhông (hay không viết nổi) một cái tin theo đúng nghĩa?… Hậu quả l à sinh viên ratrường mơ hồ, non nớt về nghề nghiệp nên rất khó kiếm việc làm. Không ít Tổngbiên tập tuyên bố thẳng thừng là không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp tại các lòđào tạo chuyên ngành báo chí” (1).Tại Hội thảo khoa học “Đào tạo báo chí đáp ứng nhu cầu xã hội” do Khoa Báochí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chức cũng đã có những ý kiến khá gay gắt.Một vài đại biểu từ các cơ quan báo chí đến đã nói thẳng: Nếu giảng viên báo chíkhông viết báo, không làm báo thì cũng không thể có đủ tư cách để dạy người làmbáo (2)..Như vậy, có thể thấy xung quanh vấn đề này đã thực sự có những quan điểm khácbiệt và trong thực tế đã dẫn đến những tranh cãi. Từ góc độ của những người làmcông tác nghiên cứu, giảng dạy báo chí, trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bàyquan điểm của mình để các nhà nghiên cứu và đồng nghiệp cùng luận bàn, traođổi.Trước hết, cần thấy rằng trong các ý kiến nêu trên không phải là không có những ýđúng mà trong đó đáng chú ý nhất là việc đòi hỏi các giảng viên báo chí không chỉlà những người thầy về lý thuyết mà còn phải là những người viết báo và làm báo.Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng: không ai có thể phủ nhận vai trò củanhà trường trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (và trong bất cứ lĩnh vựcnào khác). Làm báo là một nghề, do đó phải có dạy nghề và tất nhiên phải cótrường, có lớp. Thực tế cho thấy ở bất cứ quốc gia nào có hoạt động báo chí đềucó trường dạy nghề báo với nhiều loại chương trình dành cho các đối tượng khácnhau. Trong Hội thảo quốc tế có chủ đề: “Truyền thông đại chúng - đào tạo, bồidưỡng thời kỳ hội nhập” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức, tất cả cáctham luận của các đại biểu từ các trung tâm đào tạo báo chí lớn của các nướcTrung Quốc, Thụy Điển, Ốttrâylia, Thụy Điển, Hồng Kông... đều khẳng định vaitrò quan trọng và sự cần thiết của các nhà trường dạy nghề báo (3).Tất nhiên, ở mỗi quốc gia, do những nét đặc thù của nền báo chí và của nhữngđiều kiện kinh tế, xã hội nên công việc này có những khác biệt. Hơn nữa, ngaytrong cùng một nước, mỗi cơ sở đào tạo lại còn có những phương pháp, cách thức,trường phái không hoàn toàn giống nhau. Do đó, theo chúng tôi vấn đề cần đặt rakhông phải là nên có hay không có nhà trường dạy báo chí mà là ở chỗ: dạy nghềbáo như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn đờisống báo chí trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay?2. Để trả lời câu hỏi trên, trước hết chúng ta phải bắt đầu từ việc nhìn nhận mộtcách khái quát về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí ở nước ta. Đếnnày, sau nhiều lần thay đổi, cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy, ởnước ta hiện đang có những phương thức đào tạo, bồi dưỡng báo chí sau đây:Thứ nhất là cách đào tạo theo phương thức truyền thống. Theo đó, trước hết ngườihọc phải học lý thuyết. Phần này có thể có thời lượng lớn trong toàn khóa học.Phần thực hành được thể hiện tập trung trong các đợt kiến tập cuối năm học và chủyếu nhất là trong đợt thực tập cuối khóa (kết hợp với việc làm khóa luận hoặc ônthi tốt nghiệp). Có thể thấy hầu hết chương trình của các cơ sở đào tạo báo chí bậcđại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay đều theo phương thức này. Cũng do có thờilượng lý thuyết lớn nên có thể gọi đây là phương thức đào tạo chú trọng trang bịlý thuyết.Thứ hai là phương thức tiếp thu được từ các chuyên gia nước ngoài đã đến nước ta ...