Vấn đề đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị tại đại học Đà Nẵng khái quát thực trạng, đề ra các tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị tại Đại học Đà Nẵng hiện nay đó là: Căn cứ đánh giá khách quan, hệ thống lại dung chương trình mang tính thống nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đánh giá chất lượng môn học từ hiệu ứng xã hội cần có sự đầu tư từ các cấp quản lý. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị tại đại học Đà Nẵng - Lê Hữu Ái TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).2011 VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG AN EVALUATION OF THE TEACHING AND LEARNING OF POLITICAL THEORY SUBJECTS AT DA NANG UNIVERSITY Lê Hữu Ái Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Chất lượng giảng dạy và học tập các môn học Lý luận chính trị ở các trường đại học,cao đẳng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. Các môn họcnày không chỉ chiếm một thời lượng chương trình lớn trong đào tạo theo học chế tín chỉ, màcòn bởi mục tiêu của các môn học đề ra là trang bị cho người học thế giới quan và phươngpháp luận khoa học, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bài viết kháiquát thực trạng, đề ra các tiêu chí cho việc đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập các mônLý luận chính trị tại Đại học Đà Nẵng hiện nay đó là: Căn cứ đánh giá khách quan; Hệ thống lạidung chương trình mang tính thống nhất; Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đánh giáchất lượng môn học từ hiệu ứng xã hội. Cần có sự đầu tư từ các cấp quản lý. ASBTRACT Today the quality of teaching and learning political theory courses at colleges anduniversities has a great influence on the quality of higher education in our country. Thesesubjects not only account for a large amount of time in credit-based training programs, but theyare also aimed to equip students with the world outlooks and scientific theories, guidelines andpolicies of the Party and State. This article deals with the generalization of real situations andthe establishment of criteria for evaluating the teaching and learning of political theory subjectsat the University of Danang in terms of objective assessment bases, unified academicprograms systemization, teaching staff’s quality improvement and subjects quality assessmentbased on social effects. On the whole, it needs investments from different administrative levels.1. Đặt vấn đề Chất lượng giảng dạy và học tập các môn học Lý luận chính trị trong những nămvừa qua tại trường đại học, cao đẳng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải có cái nhìnmột cách toàn diện và khách quan, nhất là từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổimới, sắp xếp lại các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là vấn đềhiện nay còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Từ thực tế giảng dạy các môn học này tạiĐại học Đà Nẵng những năm gần đây, cũng như vị trí và vai trò của việc trang bị thế giớiquan, phương pháp luận khoa học, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhànước, đòi hỏi cần phải có những đánh giá một cách khách quan về chất lượng giảng dạyvà học tập đối với các môn học này. Đại học Đà Nẵng là một trong những đại học vùnglớn nhất của cả nước, việc nâng cao chất lượng đào tạo, kể cả các môn học này là một yêucầu bức thiết, nhất là từ khi chúng ta chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 113 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(43).20112. Quá trình dạy học và vấn đề đánh giá chất lượng2.1. Bản chất của quá trình dạy học Bản chất của quá trình dạy học là sự tương tác giữa chủ thể truyền đạt (ngườithầy) và khách thể tiếp nhận thông tin (học trò). Ở các trường đại học, quá trình này cóxu hướng chuyển biến, nghĩa là chủ thể truyền đạt xử lý và chuyển tải những thông tinchuyên môn hẹp cho người nghe. Gắn với quá trình này có nhiều mối tương tác, nhưngcó lẽ hành vi có sự tác động mạnh mẽ nhất cho cả hai đối tượng là thầy và trò. Như vậy, phương pháp học, phương pháp dạy, phương pháp đánh giá là các vấnđề hàng đầu mà hệ thống giáo dục phải quan tâm. Giáo dục Đại học là một hệ thống concủa hệ thống giáo dục, nhưng nó là bộ phận quan trọng nhất, vì đó là môi trường tậphợp những người có trình độ cao, nhằm chuẩn bị tri thức đủ chuẩn cho một chuyên mônhẹp để phục vụ cho việc tác nghiệp sau khi ra trường. Bất kỳ một quá trình dạy học nào mà chủ thể tham gia cũng hướng tới việc tạora những biến đổi nhất định trong con người đó. Muốn biết những biến đổi đó xảy ra ởmức độ nào phải đánh giá hành vi trong một tình huống nhất định. Việc đánh giá chophép chúng ta xác định, một là, mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp hay không vàcó đạt được mục tiêu đã đặt ra hay không, hai là, việc giảng dạy có thành công hay làngược lại, người học có sự chuyển biến theo hướng tích cực hay ngược lại. Đánh giá cóthể thực hiện ngay trong quá trình giảng dạy hay khi đã kết thúc nhằm giúp chúng ta tựkiểm định chất lượng và tìm ra các giải p ...