Thông tin tài liệu:
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân với nhauxuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động và hoạt động.- Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựngchiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.- Giao tiếp có ba khía cạnh chính : giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác.Mặt giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những nét đặc thùcủa quá trình trao đổi thông tin giữa người với người trong danh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề giao tiếp trong tâm lí y học VẤN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ Y HỌCMục tiêu học tập1. Trình bày được những khái niệm, nội dung và đối tượng về giao tiếp.2. Phân biệt hoạt động giao lưu , giao tiếp. .3. Trình bày được tâm lý học giao tiếp là cơ sở để xác định mối quan hệnghĩa vụ và đạo đức của thầy thuốc nhân viên y tế với bệnh nhân vàcộng đồng.I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP1. Khái niệm giao tiếpGiao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc gi ữa cá nhân v ới nhauxuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động và hoạt động.- Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựngchiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác.- Giao tiếp có ba khía cạnh chính : giao lưu, tác động tương hỗ và tri giác.Mặt giao lưu của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu những nét đặc thùcủa quá trình trao đổi thông tin gi ữa người với người trong danh nghĩa làchủ thể tích cực, có nghĩa là khảo sát thái độ của cá nhân, tâm th ế, mụcđích, ý định của họ nhằm thiết lập không chỉ vận động đơn thu ần c ủathông tin mà còn bổ sung, làm giàu thêm những tri thức, v ốn s ống cần thi ếtcho các thành viên trong quá trình giao ti ếp. Ngôn ngữ là ph ương ti ện giaolưu chủ yếu. Cùng với ngôn ngữ là hệ thống quang học vận động ( nétmặt, điệu bộ cử chỉ, lời ăn tiếng nói...) các yếu tố ngôn ngữ và siêu ngônngữ ( giọng nói , sự ngắt đoạn...), cấu trúc không gian và thời gian củahoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tiếp xúc “ bằng mắt “.- Một khía cạnh quan trọng khác của quá trình giao ti ếp là sự ảnh hưởng,tác động lẫn nhau giữa các thành viên, xây dựng hình ảnh tinh thần c ủamỗi người trong quan niệm của những người khác ( nhân cách hóa ).Trong trường hợp này ngôn ngữ thống nhất và sự hiểu bi ết về hoàn c ảnhxảy ra là điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu quả tác động lẫn nhau.- Hai xu hướng giao tiếp thường thấy nhất là sự hợp tác và c ạnh tranh,tương ứng với chúng ta là các hiện tượng quen thuộc như đồng tình hayxung đột.- Khía cạnh của tri giác của giao tiếp bao hàm quá trình hình thành hìnhảnh về người khác, xác định các thuộc tính tâm lý và đặc đi ểm hành vi c ủađối tượng thông qua các biểu hiện bên ngoài.- Đồng nhất ( mô phỏng ) và phản tỉnh ( tự hình dung ) bản thân mìnhtrong con mắt của mọi người.Sự hiểu biết và nhận thức các hiện tượng tâm lý trên đây cho phép làmsáng tỏ nội dung tâm lý của quá trình tác động lẫn nhau di ễn ra trong giaotiếp. Xem xét đồng thời ba khía cạnh của giao tiếp ( giao lưu, tri giác, tácđộng tương hỗ ) trong một chỉnh thể thống nhất là điều ki ện quan trọngnhằm hợp lý hóa hoạt động chung và mối quan hệ nhân cách.Thiết lập các biện pháp phối hợp nâng cao chất lượng giao tiếp , phát tri ểncác kỹ năng giao tiếp là một trong những nhiệm vụ của tâm lý học xã h ộivà tâm lý học nghề nghiệp và tâm lý học y học. Phương pháp đào tạonhóm là một trong những biện pháp phổ biến nhất.2. Giao tiếp là cơ sở xã hội của tâm lý2.1.Quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội và tâm lý con ngườiQuan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch s ử khẳng định : tâm lýngười có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.- Mác khẳng định : Các quan hệ xã hội tạo nên bản ch ất con ng ười “...Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại với từngcá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con ng ười là t ổnghòa các mối quan hệ xã hội “.Hoạt động tâm lý của con người chịu sự tác động của các quy luật xã hộitrong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng và chủ đạo. Chỉ có sống và ho ạtđộng trong xã hội con người mới thực hiện được chức năng phản ảnh tâmlý.- Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý con người là cơ chế lĩnh hội n ềnvăn hóa xã hội.Đặc điểm cơ bản của quá trình lĩnh hội là tạo ra ở con người những chứcnăng tâm lý mới, những năng lực mới. Là quá trình tái tạo những thuộc tínhnhững năng lực của cá thể hay nói một cách khác thông qua cơ chế lĩnhhội mà con người tổng hòa các mối quan hệ xã hội, n ền văn hóa xã h ộithành bản chất người, tâm lý con người.2.2.Hoạt động và tâm lý2.2.1.Khái niệm chung về hoạt độngHoạt động là phương thức tồn tại của con người .Hoạt động bao gồm cácquá trình bên ngoài ( chủ thể tác động vào đối t ượng bên ngoài) và quátrình bên trong ( tác động vào quá trình tinh thần, trí tu ệ). Trong đó conngười tác động qua lại với nhau với tự nhiên, xã hội và với chính mình,biến các phẩm chất tâm lý thành hiện thực nhằm cải tạo tự nhiên xã h ội vàhoàn thiện cá nhân mình. Ngược lại chủ thể có thể bóc tách chiếm lĩnh cácthuộc tính của sự vật và hiện tượng khách quan bi ến thành tâm lý riêng,thành vốn liếng và kinh nghiệm để hình thành nhân cách cá nhân mình.2.2.2 Những nét đặc trưng của hoạt động- Hoạt động có đối tượng- Hoạt động do chủ thể con người tiến hành .- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp thông qua công c ụ ( côngcụ kỹ thuật, ký hiệu tâm lý )- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định .2.2.3 Phân loại hoạt động- Phân theo quan hệ c ...