Danh mục

Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.16 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết muốn đề cập đến thực trạng việc ly thân hiện nay ở Việt Nam, đồng thời tham khảo quy định pháp luật của một số quốc gia về vấn đề này, từ đó nêu lên tính cấp thiết cần phải luật hóa chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề luật hóa chế định ly thân trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam VẤN ĐỀ LUẬT HÓA CHẾ ĐỊNH LY THÂN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Bùi Thị Thùy Linh, Ngô Thị Thảo Hiền* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng ThắmTÓM TẮTKhi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng bận rộn thì kéo theo đó là hệ lụy từ nhữngmối quan hệ vô cùng phức tạp, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi giađình. Nhiều cặp vợ chồng do không dung hòa được cuộc sống, không thể tìm được tiếng nói chungnên đã dẫn đến những xung đột, bất hòa. Vì vậy, họ đã chọn giải pháp ly thân để giải quyết mâuthuẫn. Tuy nhiên, chế định ly thân ở Việt Nam lại chưa được pháp luật quy định. Thực tế, việc sốngly thân giữa vợ chồng vẫn thường xảy ra mà không được pháp luật điều chỉnh rõ ràng về quyền,nghĩa vụ của hai bên nên dễ gây ra nhiều khó khăn, hệ lụy cho cả hai người và xã hội. Các vấn đềđặt ra như nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung trong thời gian ly thân, căn cứ xácđịnh tài sản chung, tài sản riêng phát sinh trong thời gian ly thân, quyền và nghĩa vụ của mỗi bênđối với các loại tài sản tương ứng. Chính vì vậy trong bài viết này, nhóm tác giả muốn đề cập đếnthực trạng việc ly thân hiện nay ở Việt Nam, đồng thời tham khảo quy định pháp luật của một sốquốc gia về vấn đề này, từ đó nêu lên tính cấp thiết cần phải luật hóa chế định ly thân trong LuậtHôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) Việt Nam.Từ khóa: Con chung, ly hôn, ly thân, quyền và nghĩa vụ, tài sản.1 KHÁI QUÁT VỀ LY THÂN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ LY THÂN1.1 Khái quát về ly thânHiện nay, Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản liên quan vẫn chưa có quy định về ly thân. Do đó,vẫn chưa có định nghĩa về ly thân nào chính thức được công nhận và nếu có thì cũng chỉ là ý kiếnxuất phát từ quan điểm cá nhân. Theo Từ điển Luật học, ly thân được hiểu là việc ‚vợ chồng chấmdứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt‛. TạiKhoản 10, Điều 8 Dự thảo Luật HN&GĐ năm 2000 đã nêu rằng: ‚Ly thân là tình trạng pháp lý, theođó vợ chồng không có nghĩa vụ sống chung với nhau do cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặcquyết định theo yêu cầu của hai vợ chồng‛. Tuy nhiên, khái niệm này so với pháp luật của các quốcgia như Anh, Pháp có thể thấy là chưa được đầy đủ vì chưa đề cập đến nghĩa vụ chung thủy, giúpđỡ, tương trợ nhau ngay cả khi trong thời kỳ ly thân. Ở Pháp, ly thân được hiểu là sự giảm độ gắnkết quan hệ vợ chồng, nghĩa vụ chung sống giữa vợ và chồng không còn, tuy nhiên những nghĩa vụkhác như nghĩa vụ chung thủy, nghĩa vụ tương trợ giúp đỡ nhau vẫn phải được duy trì giữa hai vợchồng. Còn tại Anh, ly thân được hiểu là đình chỉ quyền và nghĩa vụ sống chung, chỉ còn để lại1534nghĩa vụ trung thành và không thể kết lập cuộc hôn nhân mới [1]. Theo một số định nghĩa như trên,dù là ở định nghĩa nào thì việc ly thân cũng giống như việc ‚ly hôn thử‛.Nói một cách dễ hiểu, ly thân là tình trạng quan hệ giữa vợ và chồng bị rạn nứt; vợ, chồng hoặc cảhai vợ chồng không muốn chung sống với nhau nữa mặc dù trên phương diện pháp luật họ vẫnđang là vợ chồng. Với những biến chuyển không ngừng của xã hội Việt Nam, mặc dù ly thân vẫnchưa được luật hóa nhưng vẫn tồn tại rất nhiều hình thức của ly thân trong nội bộ gia đình. Ly thâncó thể diễn ra trong những không gian hoàn toàn riêng biệt như thuê nhà ra ở riêng hoặc vẫnchung sống dưới một mái nhà theo kiểu sống chung nhưng ăn ngủ riêng, hoặc sống chung, ănchung nhưng ngủ riêng. Có rất nhiều hình thức biến tướng của ly thân nhưng biểu hiện chung nhấtđó là tình cảm của vợ, chồng dần phai nhạt và mất đi.Hiện nay, hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã công nhận quyền được ly thân của vợchồng và quy định về ly thân. Ly thân có hai dạng đó là ly thân về pháp lý và ly thân thực tế. Ly thânvề pháp lý là trường hợp vợ chồng yêu cầu ly thân và Tòa án ra quyết định công nhận ly thân. Lythân thực tế là trường hợp vợ chồng tự nguyện sống riêng mà chưa có quyết định của một cơ quancó thẩm quyền, đó có thể là căn cứ để giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Tại Việt Nam hiện nay chủyếu là ly thân thực tế bởi vấn đề ly thân vẫn chưa được pháp luật công nhận.1.2 Quy định pháp luật của một số quốc gia về ly thânPháp là một trong những quốc gia ghi nhận chế định ly thân từ rất sớm so với thế giới khi đã quyđịnh chế định ly thân trong Bộ luật Dân sự năm 1804 (BLDS). Điều 296 BLDS Pháp quy định rằng:‚Việc ly thân có thể được giải quyết theo nhu cầu của một trong hai vợ chồng trong những trườnghợp và theo những điều kiện tương tự như ly hôn‛. Vậy việc ly thân có thể được tiến hành khi có yêucầu của vợ hoặc chồng và yêu cầu này phải đáp ứng những điều kiện tương tự như điều kiện ly hôn(Điề ...

Tài liệu được xem nhiều: