Danh mục

Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị _2

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.39 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ trước đến nay, mệnh đề “văn nghệ phục vụ chính trị”, được tiếp thu từ bài nói chuyện tại Diên An của Mao Trạch Đông, đã thấm nhuần vào đầu óc từ một em học sinh cho đến các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu lý luận văn nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị _2Vấn đề mối quan hệ giữavăn nghệ với chính trị Từ trước đến nay, mệnh đề “văn nghệ phục vụ chính trị”, được tiếp thu từ bài nóichuyện tại Diên An của Mao Trạch Đông, đã thấm nhuần vào đầu óc từ một em học sinhcho đến các văn nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu lý luận văn nghệ. Ở đây, đối với những aihiểu văn nghệ với chính trị như là hai hình thái ý thức xã hội thì không khỏi có nhữngbăn khoăn. Chính vì thế mà đồng chí Trường Chinh đã phải giải thích một cách cụ thểnhư chúng tôi đã nhắc đến ở trên. Ý kiến của đồng chí Trường Chinh là một nguyên tắcchỉ đạo. Tuy nhiên trên thực tế cái mệnh đề “văn nghệ phục vụ chính trị” đã dẫn đến mộtcơ chế quản lý giáo điều. Trong cuộc thảo luận đã có ý kiến cho rằng trước đây ta thường lầm lẫn ở mấyđiểm sau: 1. Đồng nhất văn nghệ với chính trị. Nói văn nghệ phục vụ chính trị, thế là cứnhìn nhận, đánh giá văn nghệ như đánh giá chính trị. 2. Coi các ngành khác có nhiệm vụ chính trị, còn văn nghệ thì không có nhiệm vụchính trị của mình và chỉ đi phục vụ thôi. 3. Coi người hoạt động chính trị có địa vị cao hơn, có quyền uốn nắn người hoạtđộng văn nghệ(4). Những lầm lẫn đó đã dẫn đến cách quản lý văn nghệ theo lối áp đặt. Về điều này,ngay từ năm 1957, đồng chí Trường Chinh đã thay mặt Trung ương Đảng nhận nhữngthiếu sót về sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng như sau: “Về lãnh đạo sáng tác đã có nhữngquan điểm giản đơn, thiển cận về vấn đề văn nghệ phục vụ chính trị, dẫn đến chỗ coi nhẹtrách nhiệm cá nhân, ít khuyến khích sự suy nghĩ, tìm tòi của từng người trong việc sángtác, gò bó đề tài và hình thức nghệ thuật một cách hẹp hòi phiến diện... Nhiều tác phẩmđã có khuynh hướng tô hồng, ca ngợi một chiều, mà thật ra ca ngợi vẫn chưa sâu sắc”(5).Đồng chí Trường Chinh đã phát biểu như vậy, nhưng từ đó cho đến đầu những năm1980 tình hình vẫn không khá hơn, như có người đã nhận xét. Có lẽ nguyên nhân củatình trạng đó nằm ở ngay trong cái mệnh đề “văn nghệ phục vụ chính trị”. Tuyệt đối hoánhiệm vụ phục vụ chính trị của văn nghệ, đẩy nó lên thành định nghĩa cho văn nghệ, thìtức là đã không chú ý đến những đặc trưng thẩm mỹ khác của nó, và vô hình trung đãlàm cho văn nghệ nghèo đi. Trong tình hình ấy, những người tham gia thảo luận đều muốn tìm ra một giảipháp đúng đắn cho vấn đề quan hệ giữa văn nghệ với chính trị. Có thể còn có những ýkiến này nọ chưa được thoả đáng, nhưng nhìn chung đã có một sự thống nhất tương đối.Đa số mọi người đều có chung một ý kiến cho rằng: “Cần đảm bảo cho văn nghệ vàchính trị thống nhất trong việc thực hiện những nhiệm vụ lớn của cách mạng, phục vụTổ quốc và chủ nghĩa xã hội, nhưng không được đồng nhất văn nghệ và chính trị, vì nhưvậy không những là làm yếu văn nghệ, mà là làm yếu chung sự nghiệp cách mạng củachúng ta” (Nguyễn Văn Hạnh)(6). Đến Đại hội Hội Nhà văn lần thứ IV, Báo cáo của Banchấp hành Hội Nhà văn cũng đã tuyên bố: “Có lẽ cách nói “văn nghệ phục vụ chính trị”dễ gây hiểu lầm đưa tới những cách xử lý không đúng đối với công việc sáng tác (...).Chúng tôi nghĩ rằng “văn nghệ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ cáchmạng”, đó là cái chính trị ở ngay trong văn học nghệ thuật cách mạng của chúng ta”(7).Phù hợp với tinh thần đổi mới này, nhà nghiên cứu Hà Xuân Trường cho rằng: “Về lãnhđạo văn nghệ, Đảng phải làm thế nào cho văn nghệ sĩ tự điều chỉnh theo đường lối chứkhông ép buộc”(8). Và đến giai đoạn gần đây, đồng chí Hồng Vinh, phó trưởng ban Tưtưởng-Văn hoá Trung ương, cũng đã phát biểu: “Cần tránh các quan niệm cực đoan, đitìm văn nghệ thuần tuý, hoặc xem văn nghệ chỉ là vũ khí phục vụ một cách thô thiển chochính trị”(9). Đây cũng là quan điểm chung của giới văn nghệ sĩ. Việc “cởi trói” để giải quyết vấn đề quan hệ giữa văn nghệ với chính trị không chỉdiễn ra trong giới sáng tác, mà nó còn diễn ra trong cả giới nghiên cứu-lý luận văn học. Chúng ta đã biết rằng cho đến đầu những năm 1980, lý luận văn học của nước tahầu như chỉ xoay quanh mỹ học mácxít, với phạm trù trung tâm là chủ nghĩa hiện thựcxã hội chủ nghĩa. Thậm chí vào năm 1980, có ý kiến còn cho rằng cần phải đưa quy địnhvề chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vào Hiến pháp như là một quy định pháp luật. Ởđây nữa, cái phạm trù mang màu sắc chính trị về “chủ nghĩa xã hội” đang được áp đặtcho cả lý luận văn học. Và thế là một thời gian dài chúng ta không được phép du nhậpcác lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu của phương Tây. Đến khi bắt đầu côngcuộc đổi mới, các lý thuyết của phương Tây mới bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam. Vàkể từ Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII năm 1998 về văn hoá cho đến Nghị quyết 23-NQ/TW gần đây nhất của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệthuật trong thời kỳ mới (ngày 16-6-2008), Đảng không hề nhắc đến phương pháp hiệnthực XHCN nữa. Có thể nói ngày nay, cái “bóng dáng chính trị” không còn xuất hiệnmột cách thô thiển trong văn ngh ...

Tài liệu được xem nhiều: