Vào một ngày giữa tháng 3 vừa qua, khi đang công tác tại Trung Quốc, ông Ngô Duy Tân (Giám đốc Công ty bia Pacific - Thái Bình Dương – xã Bình An, huyện Dĩ an, tỉnh Bình Dương) chủ của đàn hổ 23 con tất tả trở về Việt Nam vì nghe tin đàn hổ mà mình chăm nuôi như con mọn từ bao lâu nay sẽ bị nhà nước tịch thu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương 1Vấn đề nuôi hổ của các chủ trại ở tỉnh Bình Dương 1 2 I – MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Vào một ngày giữa tháng 3 vừa qua, khi đang công tác tại Trung Quốc,ông Ngô Duy Tân (Giám đốc Công ty bia Pacific - Thái Bình Dương – xãBình An, huyện Dĩ an, tỉnh Bình Dương) chủ của đàn hổ 23 con tất tả trở vềViệt Nam vì nghe tin đàn hổ mà mình chăm nuôi như con mọn từ bao lâu naysẽ bị nhà nước tịch thu. Tại nhà ông, phóng viên báo, đài đến phỏng vấn; người dân quanh vùngđến chia sẻ chật nhà, ông Ngô Duy Tân nghèn nghẹn nói chỉ vì yêu động vậtnên mới gây dựng khu chuồng hổ đặc biệt này. Đến nay có lệnh tịch thu, coinhư đóng cửa khu chuồng. Chỉ vào khu chuồng, ông phân bua với mọi người:“Các anh thấy đấy, hổ của tôi hiền ngoan như... mèo !” Tương tự như vậy, ông Huỳnh Phi Ngọc (Giám đốc Công ty TNHHNhân Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một) và ông Huỳnh Văn Phùng (chủ DN tư nhânThanh Cảnh, huyện Thuận An) cũng trong tình trạng đứng ngồi không yên kểtừ lúc nghe tin 37 con hổ (trong đó có số hổ mà họ đã chăm sóc nhiều nămnay) sẽ bị tịch thu. Trong khi đó, những con hổ vằn vện vẫn lững thững, oai vệ dạo trong“giang sơn” củachúng được ngăncách bởi hàng ràothép chắc chắn.Bầy hổ vẫn vô tưnhư ngày nào,không buồn quantâm tới tâm trạngcủa những “vúnuôi” chúng. 2 3 Nắng thì chui vào “nhà 2 lầu” (chuồng hổ trong trại được xây 2 tầng)thư giãn; khi mưa thì gầm rú rủ nhau ra bãi cây cỏ hoang (trong khuôn viêntrại - chuồng) nô giỡn. Buổi sáng chúng đua nhau “tập thể dục” chạy nhảy, vồnhau rồi tót đến thân cây mài vuốt (hổ phải mài vuốt hàng ngày nếu khôngvuốt mọc ra quặp đâm vào bàn chân thì chỉ có nằm liệt). Tối thì kẻ nằmngửa, tên nằm sấp lim dim ngắm trăng (theo các “vú nuôi” hổ rất khoái ngắmtrăng và tắm mưa). Đến bữa nếu gặp mồi sống (gà), chúng còn giỡn cho gàchạy loạn để rượt, vồ. Khi bị các nhà báo chụp hình, đèn Flash “bắn” choe chóe, hổ mẹ Ami làmột trong 5 chú hổ con mà ông Ngô Duy Tân mua ngày đầu tiên, mới sinhcon hoảng quá không chịu cho một chú hổ con bú. Đặc tính hổ, khi đã khôngchịu cho bú cũng đồng nghĩa với hổ con kia phải chết dù rằng tình mẫu tử củahổ rất thiêng liêng. Các “vú nuôi” bắt chú hổ con tội nghiệp ra khỏi chuồng vàtập cho uống …sữa bò và ngủ phòng máy lạnh! Giờ đây chú hổ con đã tung tăng chạy khắp nơi, khoái người hơn đồngloại, khoái máy lạnh hơn bụi cây cỏ. Cứ hễ được mang ra khỏi chuồng lênkhu nhà ở là chú rình rình rồi chui tọt vào phòng máy lạnh liu riu…ngủ. Nếukhông tìm ra, chú sẽ tìm bất cứ người nào, dụi chân dụi đầu vào họ như “làmnũng” với cha mẹ vậy. Ông Ngô Duy Tân còn kể, hôm qua, chú hổ Simpa bị “Tào Tháo” rượt(bị tiêu chảy) cứ nằm bệt, 2 “vú nuôi” của công ty là anh Xã và Hải phải thayphiên nhau vào…đút cho nó ăn, chăm cứ như chăm em bé vậy. Khác với vẻ mặt buồn so của chồng, vợ ông Ngô Duy Tân trầm ngâmnhớ lại: Đã nhiều năm nuôi hổ, mình ấn tượng nhất ở loài này một đặcđiểm là sự thuỷ chung!”. Khi hổ đã cặp đôi ‘ăn nằm” với nhau thì không baogiờ phản bội. Có lần có một chàng hổ trẻ tới ve vãn, hổ cái Ami vẫn kiênquyết “thủ tiết” và thẳng tay “bạt tai” khiến chàng kia lãnh mấy phát toémáu...chừa thẳng ! Ông Ngô Duy Tân phân bua: “Người ta đầu tư vào bóng đá để cả thiênhạ biết đến thương hiệu Gạch, Gỗ. Tôi nuôi hổ không phải để lột da nấu caomà để người ta biết tên bia Pacific. Tôi khẳng định vài năm nữa sẽ phát triển 3 4lên cả trăm con hổ từ 23 con hiện nay. Nếu cho tiếp tục nuôi tôi cam kết tuânthủ mọi quy định pháp luật về bảo tồn loài hổ”. Ông Ngô Duy Tân kể rằng: Tháng 3/2000, có người mang 5 con hổ congạ bán cho tôi. Cả 5 con hổ này đều trong tình trạng bị kiệt sức, bại chân. Biết mua hổ là vi phạm quy định của Nhà nước, tôi đã lưỡng lự. Song,vốn là người rất yêu động vật, tôi biết chắc chắn, 5 con hổ trên vào tay ngườikhông yêu động vật, không có năng lực để dưỡng nuôi, hổ sẽ chết. Tôi gọiđiện xin phép ông Nguyễn Minh Đức - Bí thư Tinh uỷ lúc đó, ông Đức đồngý ngay. Sau đó, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương cũng ủng hộ, cho phép tôinuôi, trong điều kiện phải bảo đảm chuồng trại, kiểm lâm lập hồ sơ theo dõithường xuyên, tôi chỉ được phép chăm sóc, nhân giống, sinh sản mà khôngkinh doanh hay làm bất cứ gì xâm phạm đànhổ.... Cả đàn 5 chú hổ con sau một thời gianđược nuôi dưỡng đúng quy cách đã không chỉhết bại chân, mà ngày càng khoẻ mạnh. Giađình ông Ngô Duy Tân đặt tên cho chúng là:Simba, Fo ...