Danh mục

VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHI THAM GIA WTO

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.44 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khi các nhà ngoại giao gắng sức một cách vô ích để thông qua "phương thức" ... Cấm các trợ cấp nghề cá trực tiếp làm tăng cường cường lực và năng lực khai ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHI THAM GIA WTO TRỢ CẤP NGHỀ CÁ: VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHI THAM GIA WTO HƯỚNG DẪN MANG TÍNH GIỚI THIỆU Tháng 5 năm 2008Tài liệu này giới thiệu về vấn đề trợ cấp nghề cá và thực trạng khi tham gia vào tổchức thương mại quốc tế (WTO). Nội dung của tài liệu này không phản ánh bất kỳquan điểm nào của UNEP hay các thành viên thuộc tổ chức này.Để biết thêm thông tin hãy liên lạc với Anja von Moltke, bộ phận Thương mại vàKinh tế của UNEP, chi nhánh tại Geneva (anja.moltke@unep.ch) hay truy cập website http://www.unep.ch/etb/areas/fisherySub.php1. Xóa bỏ các khoản trợ cấp nghề cá có hại: vấn đề ưu tiên mang tính toàn cầuTrợ cấp nghề cá đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu bởi một lý do đơn giảnđó là quần đàn cá trên toàn thế giới đang phải đối mặt với sự cạn kiệt chưa từng cótrong lịch sử; và các trợ cấp không hợp lý cũng góp phần đáng kể vào việc làm cạnkiệt nguồn lợi thiên nhiên này.Theo tài liệu của FAO, hơn 3/4 nguồn lợi cá trên phạm vi toàn cầu đã bị khai thác,đạt tới giới hạn sinh học của chúng, thậm chí vượt ngưỡng. Và trong khi các đội tàukhai thác vẫn duy trì quy mô lớn hơn rất nhiều so với mức độ khai thác bền vững,sản lượng khai thác biển giảm đáng kể từ những năm cuối của thập kỷ 80, do sự cạnkiệt của nguồn lợi ngày càng tăng.1Khai thác quá mức là kết quả của nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân chínhlà do năng lực khai thác quá tải của các ngành công nghiệp khai thác, kết hợp với sựyếu kém trong hệ thống quản lý của mỗi quốc gia, cũng như trên toàn cầu. Một yếutố quan trọng đó là nhiều quốc gia đã trợ cấp một cách thiếu khôn ngoan cho ngànhcông nghiệp khai thác thủy sản trong nước.Ước tính các khoản trợ cấp nghề cá hàng năm trị giá khoảng 15 đến 35 tỷ USD2, trợcấp nghề cá dưới nhiều hình thức – có thể là các khoản tiền mặt trực tiếp, miễngiảm thuế, bảo lãnh các khoản vay và thậm chí là cung cấp hàng hóa và dịch vụ.1 FAO, Hiện trạng của nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản toàn cầu 2006 (Rome 2007).2 See, e.g., M. Milazzo, “Nhìn lại trợ cấp nghề cá thế giới”, Tài liệu kỹ thuật của Ngân hàng thế giới số406 (1998); WWF, “Thực tế khó khăn, các vấn đề bị che dấu: tổng quan về các dự liệu hiện hành về trợcấp nghề cá (2001), R. Sumalia và D. Pauly, “Catching more bait: Ước tính lại các trợ cấp nghề cá toàncầu”, (Trung tâm nghề cá Columbia, Vương Quốc Anh, 2006).Các khoản trợ cấp được áp dụng ngang nhau với nhiều mục đích, từ việc trực tiếpđẩy mạnh năng lực khai thác và trợ cấp cho việc ngừng khai thác trước thời hạn haygiảm số lượng tàu khai thác. Hàng năm trợ cấp cho nghề cá chiếm khoảng 15 đến 35 tỷ USD – tương đương với 25% giá trị khai thác cá biển… …. Trong khi không phải tất cả các khoản trợ cấp đều gây hại, nhìn chung các chuyên gia đều cho rằng nhiều khoản trợ cấp nghề cá có thể làm gia tăng khai thác quá mức.Mặc dù các khoản trợ cấp nghề cá được đưa ra một cách hợp lý có thể giúp đạtđược việc thực hiện khai thác có trách nhiệm, các chuyên gia nghề cá và các nhàkinh tế đồng ý rằng nhiều khoản trợ cấp nghề cá làm gia tăng tình trạng khai thácquá mức. Có thể thấy rằng trợ cấp nghề cá làm biến dạng cạnh tranh, chủ yếu gâybất lợi đối với các nước đang phát triển3. Các khoản trợ cấp chủ yếu là do các nướccó tiềm lực kinh tế lớn. Mặc dù thông tin chi tiết về các khoản trợ cấp thường khôngđược công bố, vẫn có nghi ngờ rằng các đội tàu được trợ cấp có lợi thế hơn trongcuộc đua dẫn đến việc làm suy giảm các quần đàn cá.2. Các thỏa thuận của WTO: quá trình hướng tới sự nhất tríCác khoản trợ cấp lần đầu tiên được đề cập đến trong chương trình nghị sự quốc tếvào những năm 1990, các nghiên cứu tiếp theo được tiến hành bởi FAO, UNEP,WWF và Ngân hàng Thế giới, cùng với các tổ chức khác. Kết quả từ các nghiên cứunày cho thấy mức độ trợ cấp đáng kể và mối quan hệ chặt chẽ giữa trợ cấp với sựcạn kiệt của nguồn lợi cá. Vào năm 1998, một vài tổ chức xã hội, hình thành bởiliên hiệp các chính phủ dưới tên gọi “những người bạn của cá”, bắt đầu kêu gọiWTO có hành động đương đầu với vấn đề trợ cấp nghề cá4. Năm 2001, tiếng nóicủa tổ chức này đã được khẳng định trong bản tuyên bố của các bộ trưởng, khởi đầucho vòng đàm phán Doha trao cho các thành viên của WTO sự ủy thác “Làm sáng tỏ và nâng cao các nguyên tắc của tổ chức thương mại quốc tế WTO về các trợ cấp nghề cá, cân nhắc tầm quan trọng của lĩnh vực này đối với các nước đang phát triển.”3 Hai tài liệu đưa ra danh về về các nước trợ cấp hàng đầu có sự sai khác: nghiên cứu của WWF năm2001 và báo cáo của trung tâm nghề cá thuộc trường Đại học Colu ...

Tài liệu được xem nhiều: