Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 210.70 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert JaussNhư ở phần đầu của bài viết đã lưu ý rằng khái niệm tầm đón đợi của Jauss không chứa đựng những yếu tố xã hội của công chúng cho nên nó có tính chất trừu tượng và lý tưởng. Điều đó lại thể hiện qua sự phê phán của ông đối với quan điểm của R. Escarpit. Đối với Jauss sự thành công của một tác phẩm văn học là sự thay đổi tầm đón đợi chứ không phải như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss Vấn đề tầm đón đợi và xác định tínhnghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss Như ở phần đầu của bài viết đã lưu ý rằng khái niệm tầm đón đợi của Jauss không chứađựng những yếu tố xã hội của công chúng cho nên nó có tính chất trừu tượng và lý tưởng. Điềuđó lại thể hiện qua sự phê phán của ông đối với quan điểm của R. Escarpit. Đối với Jauss sựthành công của một tác phẩm văn học là sự thay đổi tầm đón đợi chứ không phải như đối vớiEscarpit là ở mối quan hệ phù hợp giữa văn học và công chúng, được xác định về mặt lịch sử vàxã hội. Jauss cho rằng “mối quan hệ giữa văn học và công chúng không thể hiện hết ở chỗ là mỗitác phẩm có công chúng đặc trưng riêng được xác định ở mặt lịch sử và xã hội của nó, và mỗimột nhà văn phụ thuộc vào môi trường, vào quan điểm và hệ tư tưởng của công chúng của nhàvăn đó, cũng như không thể hiện hết ở chỗ là sự thành công về văn học dựa trên cơ sở cuốn sách“thể hiện được những gì nhóm chờ đợi và phát hiện ra cho nhóm cái hình ảnh riêng của nó”, nhưEscarpit quan niệm(23). Theo Jauss thì sự xác định có tính chất khách quan chủ nghĩa về sự thànhcông văn chương dựa trên sự phù hợp giữa ý đồ của tác phẩm với sự đón đợi của một nhóm xãhội luôn làm cho xã hội học văn học phải bối rối mỗi khi phải cắt nghĩa sự tác động muộn mànghay sự tác động lâu bền. Trong các trường hợp được Jauss nêu ra làm thí dụ ở đây có thể thấyEscarpit chỉ bàn đến trường hợp tác động lâu bền, bàn đến sự “trường tồn” mà không thấy bànđến sự tác động muộn màng. Ngược lại Jauss chủ yếu bàn đến sự tác động muộn màng hơn làbàn đến sự trường tồn. Điều đó có thể giải thích là do cơ sở của hai cách tiếp cận vấn đề khácnhau. Escarpit xuất phất từ cái nhìn xã hội học, giải thích vấn đề trường tồn của tác phẩm bằng“cơ sở tập thể trong không gian và thời gian”, gắn tác động lâu bền của tác phẩm với môi trườngvăn hóa chung. Ngược lại Jauss xuất phát từ góc nhìn mỹ học, cụ thể là mỹ học tiếp nhận, từ tácđộng của sự cách tân vào tầm đón đợi gây nên hiệu quả thay đổi tầm, cho nên ngay cả những kiệttác cũng không có cái “nghĩa vĩnh viễn” của chúng và những tác phẩm mới chỉ gây được hiệuquả khi có tầm đón đợi phù hợp. Fanny của Feydeau đã đánh mất sự hâm mộ cuồng nhiệt banđầu và trở nên tàn úa vì cách viết của ông ngày càng làm cho người đọc không thể nào chịu đựngđược nữa. Ngược lại Bà Borary của Flaubert từ chỗ làm cho công chúng hâm mộ Fanny củaFeydeau bực mình và chỉ được một nhóm nhỏ những người thông thạo hiểu và đánh giá là bướcngoặt trong lịch sử tiểu thuyết đã trở thành nổi tiếng thế giới, và được công chúng đọc tiểu thuyếttrưởng thành lên nhờ tác phẩm này chấp nhận, tức “chấp nhận cái quy chuẩn mới của những đónđợi”, cái quy chuẩn đã làm cho Fanny của Feydeau bị thất sủng. Sự giải thích của Jauss về sự tác động muộn màng hay chậm chạp căn cứ trên khoảngcách thẩm mỹ và tầm đón đợi dường như có phần hợp lý. Duy chỉ có điều việc xác định tầmđón đợi và khoảng cách thẩm mỹ chỉ căn cứ vào những yếu tố bên trong văn học. Vấn đề Jauss đặt ra trong công trình lý luận lịch sử văn học của ông chủ yếu xoay quanhviệc viết lịch sử văn học theo quan điểm khác so với những quan điểm trước ông, cho nên vấnđề tầm đón đợi ở đây cũng là vấn đề tầm đón đợi của người đọc đầu tiên của tác phẩm quá khứ.Và việc xác định giá trị nghệ thuật của một tác phẩm như vậy đòi hỏi phải làm sao tái lập lạitầm đón đợi ban đầu của nó. Nếu không không chỉ việc xác định tính nghệ thuật của tác phẩmmà cả giá trị lịch sự của nó cũng không có triển vọng chỉ ra được. Tuy nhiên vấn đề được các ýkiến phản biện nêu lên là liệu có thể xác định được một tầm đón đợi như vậy không. GehardKaiser chẳng hạn tỏ ra hoài nghi định đề của Jauss về khả năng có thể khách quan hóa tầm đónđợi. Theo ông “cả tầm đón đợi cũng là tương đối so với chỗ đứng lịch sử của người nghiên cứunó. Tất nhiên có một sự khác biệt – một văn bản dễ nắm bắt hơn rất nhiều so với tầm đón đợimà văn bản đó đi vào”(24). Khái niệm tầm đón đợi được Jauss sử dụng gần như xuyên suốt trong chuyên luận củaông. Trong hầu hết những vấn đề chủ yếu đó, như đã nói, khái niệm tầm đón đợi được Jaussxem xét hoàn toàn chỉ trong phạm vi văn học. Nó hầu như không được hiểu là có liên quan đếncác yếu tố xã hội. Một vài chỗ Jauss có nói đến kinh nghiệm sống, nhưng kinh nghiệm nàykhông nằm trong tầm đón đợi mà ở bên cạnh kinh nghiệm thẩm mỹ. Theo cách hiểu của Jauss,tầm đón đợi là “tầm đón đợi của kinh nghiệm thẩm mỹ”(Chúng tôi nhấn mạnh – H.V), là vốnkiến thức, là sự hiểu biết có sẵn về văn học của người đọc. Hệ quy chiếu của sự đón đợi nàybao gồm sự hiểu biết trước về thể loại, hình thức và hệ đề tài của các tác phẩm đã biết trước đóvà sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực tiễn, tức là bao gồm toàn bộ những yếu tốnằm trong phạm vi của văn học. Không có yếu tố nào trực tiếp liên quan đế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss Vấn đề tầm đón đợi và xác định tínhnghệ thuật trong Mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss Như ở phần đầu của bài viết đã lưu ý rằng khái niệm tầm đón đợi của Jauss không chứađựng những yếu tố xã hội của công chúng cho nên nó có tính chất trừu tượng và lý tưởng. Điềuđó lại thể hiện qua sự phê phán của ông đối với quan điểm của R. Escarpit. Đối với Jauss sựthành công của một tác phẩm văn học là sự thay đổi tầm đón đợi chứ không phải như đối vớiEscarpit là ở mối quan hệ phù hợp giữa văn học và công chúng, được xác định về mặt lịch sử vàxã hội. Jauss cho rằng “mối quan hệ giữa văn học và công chúng không thể hiện hết ở chỗ là mỗitác phẩm có công chúng đặc trưng riêng được xác định ở mặt lịch sử và xã hội của nó, và mỗimột nhà văn phụ thuộc vào môi trường, vào quan điểm và hệ tư tưởng của công chúng của nhàvăn đó, cũng như không thể hiện hết ở chỗ là sự thành công về văn học dựa trên cơ sở cuốn sách“thể hiện được những gì nhóm chờ đợi và phát hiện ra cho nhóm cái hình ảnh riêng của nó”, nhưEscarpit quan niệm(23). Theo Jauss thì sự xác định có tính chất khách quan chủ nghĩa về sự thànhcông văn chương dựa trên sự phù hợp giữa ý đồ của tác phẩm với sự đón đợi của một nhóm xãhội luôn làm cho xã hội học văn học phải bối rối mỗi khi phải cắt nghĩa sự tác động muộn mànghay sự tác động lâu bền. Trong các trường hợp được Jauss nêu ra làm thí dụ ở đây có thể thấyEscarpit chỉ bàn đến trường hợp tác động lâu bền, bàn đến sự “trường tồn” mà không thấy bànđến sự tác động muộn màng. Ngược lại Jauss chủ yếu bàn đến sự tác động muộn màng hơn làbàn đến sự trường tồn. Điều đó có thể giải thích là do cơ sở của hai cách tiếp cận vấn đề khácnhau. Escarpit xuất phất từ cái nhìn xã hội học, giải thích vấn đề trường tồn của tác phẩm bằng“cơ sở tập thể trong không gian và thời gian”, gắn tác động lâu bền của tác phẩm với môi trườngvăn hóa chung. Ngược lại Jauss xuất phát từ góc nhìn mỹ học, cụ thể là mỹ học tiếp nhận, từ tácđộng của sự cách tân vào tầm đón đợi gây nên hiệu quả thay đổi tầm, cho nên ngay cả những kiệttác cũng không có cái “nghĩa vĩnh viễn” của chúng và những tác phẩm mới chỉ gây được hiệuquả khi có tầm đón đợi phù hợp. Fanny của Feydeau đã đánh mất sự hâm mộ cuồng nhiệt banđầu và trở nên tàn úa vì cách viết của ông ngày càng làm cho người đọc không thể nào chịu đựngđược nữa. Ngược lại Bà Borary của Flaubert từ chỗ làm cho công chúng hâm mộ Fanny củaFeydeau bực mình và chỉ được một nhóm nhỏ những người thông thạo hiểu và đánh giá là bướcngoặt trong lịch sử tiểu thuyết đã trở thành nổi tiếng thế giới, và được công chúng đọc tiểu thuyếttrưởng thành lên nhờ tác phẩm này chấp nhận, tức “chấp nhận cái quy chuẩn mới của những đónđợi”, cái quy chuẩn đã làm cho Fanny của Feydeau bị thất sủng. Sự giải thích của Jauss về sự tác động muộn màng hay chậm chạp căn cứ trên khoảngcách thẩm mỹ và tầm đón đợi dường như có phần hợp lý. Duy chỉ có điều việc xác định tầmđón đợi và khoảng cách thẩm mỹ chỉ căn cứ vào những yếu tố bên trong văn học. Vấn đề Jauss đặt ra trong công trình lý luận lịch sử văn học của ông chủ yếu xoay quanhviệc viết lịch sử văn học theo quan điểm khác so với những quan điểm trước ông, cho nên vấnđề tầm đón đợi ở đây cũng là vấn đề tầm đón đợi của người đọc đầu tiên của tác phẩm quá khứ.Và việc xác định giá trị nghệ thuật của một tác phẩm như vậy đòi hỏi phải làm sao tái lập lạitầm đón đợi ban đầu của nó. Nếu không không chỉ việc xác định tính nghệ thuật của tác phẩmmà cả giá trị lịch sự của nó cũng không có triển vọng chỉ ra được. Tuy nhiên vấn đề được các ýkiến phản biện nêu lên là liệu có thể xác định được một tầm đón đợi như vậy không. GehardKaiser chẳng hạn tỏ ra hoài nghi định đề của Jauss về khả năng có thể khách quan hóa tầm đónđợi. Theo ông “cả tầm đón đợi cũng là tương đối so với chỗ đứng lịch sử của người nghiên cứunó. Tất nhiên có một sự khác biệt – một văn bản dễ nắm bắt hơn rất nhiều so với tầm đón đợimà văn bản đó đi vào”(24). Khái niệm tầm đón đợi được Jauss sử dụng gần như xuyên suốt trong chuyên luận củaông. Trong hầu hết những vấn đề chủ yếu đó, như đã nói, khái niệm tầm đón đợi được Jaussxem xét hoàn toàn chỉ trong phạm vi văn học. Nó hầu như không được hiểu là có liên quan đếncác yếu tố xã hội. Một vài chỗ Jauss có nói đến kinh nghiệm sống, nhưng kinh nghiệm nàykhông nằm trong tầm đón đợi mà ở bên cạnh kinh nghiệm thẩm mỹ. Theo cách hiểu của Jauss,tầm đón đợi là “tầm đón đợi của kinh nghiệm thẩm mỹ”(Chúng tôi nhấn mạnh – H.V), là vốnkiến thức, là sự hiểu biết có sẵn về văn học của người đọc. Hệ quy chiếu của sự đón đợi nàybao gồm sự hiểu biết trước về thể loại, hình thức và hệ đề tài của các tác phẩm đã biết trước đóvà sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực tiễn, tức là bao gồm toàn bộ những yếu tốnằm trong phạm vi của văn học. Không có yếu tố nào trực tiếp liên quan đế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 458 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 314 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0