Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân – nhìn từ dấu hiệu hành vi
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 174.01 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong tiến trình nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật hình sự ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới thời gian qua, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một trong những vấn đề được đưa ra bàn luận rất nhiều cả dưới góc độ khoa học pháp lý và chính sách hình sự. Hiện tại tồn tại nhiều quan điểm, ý kiến tranh luận khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên tựu chung lại hiện có hai luồng quan điểm chính song song cùng tồn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân – nhìn từ dấu hiệu hành vi KHOA HỌC PHÁP LÝ Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân – nhìn từ dấu hiệu hành vi Trong tiến trình nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật hình sự ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới thời gian qua, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một trong những vấn đề được đưa ra bàn luận rất nhiều cả dưới góc độ khoa học pháp lý và chính sách hình sự. Hiện tại tồn tại nhiều quan điểm, ý kiến tranh luận khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên tựu chung lại hiện có hai luồng quan điểm chính song song cùng tồn tại đó là: Quan điểm phản đối trách nhiệm hình sự của pháp nhân và quan điểm ủng hộ trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Những người ủng hộ hay phản đối đều đưa ra nhiều luận chứng khác nhau để bảo vệ quan điểm của mình; và một trong những luận chứng được cả những người ủng hộ và phản đối dựa vào đó là dấu hiệu hành vi của tội phạm. Để giúp các nhà khoa học, các nhà xây dựng chính sách, các nhà lập pháp và bạn đọc có thêm cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân khi nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật hình sự thời gian tới; trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày tóm lược đồng thời có những phân tích thêm về cách lập luận, giải thích về dấu hiệu hành vi với tư cách là một luận cứ của các luồng quan điểm khi bàn và bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề thiết lập hay không trách nhiệm hình sự của pháp nhân. 1. Về quan điểm phản đối Theo quan điểm của những người phản đối thiết lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân thì tội phạm biểu hiện ra bên ngoài là tổng hợp các hành vi khách quan. Hành vi khách quan phải do chính người phạm tội trực tiếp thực hiện, ở đây là con người cụ thể bằng xương, bằng thịt và có nhận thức chứ không phải một thực thể trừu tượng, vô hình. Nói theo quy định pháp luật hiện hành thì chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Cũng theo quan điểm trên thì pháp nhân là do các thành viên hợp lại, do vậy nó là một thực thể pháp lý trừu tượng, là một người vô hình đại diện cho tất cả các thành viên. Do không phải là thực thể hữu hình, nên pháp nhân không thể tự mình trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi của pháp nhân là do những cá nhân, đó là các nhân viên thừa hành hoặc người đ*ược ủy quyền của pháp nhân thực hiện. Mặc dù trong thực tiễn, lãnh đạo pháp nhân, nhân viên thừa hành hoặc người được ủy quyền của pháp nhân có thể phạm tội trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy vậy, hành vi này là do các cá nhân thực hiện và họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra; ở đây không thể nói hành vi đó là hành vi của pháp nhân, vì vậy, sẽ là không hợp lý nếu quy kết hành vi phạm tội đó cho chính bản thân pháp nhân. Do vậy mà những người phản đối thiết lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân cho rằng nếu buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự là vi phạm nguyên tắc hành vi trong pháp luật hình sự. Để lý giải một số tình huống (tội phạm) cụ thể xuất phát từ hoạt động của các pháp nhân, do những người trong pháp nhân gây ra khi thực hiện nhiệm vụ như các tội phạm về kinh tế, các tội phạm về môi trường... một số người phản đối trách nhiệm của pháp nhân cho rằng khi pháp nhân giao nhiệm vụ tức là mong muốn kết quả mà người thực hiện mang lại cho pháp nhân, hay nói cách khác là pháp nhân chỉ giao chỉ tiêu, việc thực hiện thế nào hoàn toàn do cá nhân con người cụ thể được giao nhiệm vụ quyết định. Những người này có quyền lựa chọn phương thức, cách làm mà pháp nhân không can thiệp. Do vậy họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình. Nếu những hành vi đó vi phạm vào các quy định của Bộ luật hình sự thì có thể xử lý họ về các tội như: thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng... làm như vậy mới phù hợp với nguyên tắc cá thể hóa hành vi trong luật hình sự. Từ cách lập luận về hành vi, chủ thể thực hiện hành vi như trên, những người phản đối việc xác lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân cho rằng xét dưới góc độ hành vi, pháp nhân không phải và cũng không thể là chủ thể của tội phạm. 2. Về quan điểm ủng hộ Ngược lại với quan điểm và cách nhận định trên, trên cơ sở học thuyết đồng nhất hoá hành vi của tập thể với hành vi cá nhân trong những điều kiện nhất định, nhiều nhà khoa học cho rằng việc thiết lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự là cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay. Những người ủng hộ học thuyết đồng nhất hóa hành vi của tập thể với hành vi của cá nhân trong những điều kiện nhất định cho rằng mặc dù pháp nhân là tập hợp của những cá nhân con người riêng lẻ, tuy nhiên khi quyết định thành lập một pháp nhân/pháp nhân ra đời với một cơ cấu tổ chức cụ thể thì ở đây đã có sự biểu lộ các quyết định của tập thể vào sự tồn tại một ý chí thống nhất trong cá nhân của ng*ười đại diện, ng*ười lãnh đạo pháp nhân. Ở đây đã diễn ra quá trình đồng nhất hóa hành vi của tập thể với hành vi của cá nhân. Mọi hành vi của của cá nhân với tư cách là người đại diện cho pháp nhân được xem là hành vi của pháp nhân. Hay nói như cách nói của lý thuyết vai trò trong xã hội học thì khi đó cá nhân đang đóng vai trò và mang trọng trách của một tập thể (pháp nhân). Các pháp nhân có ý thức, ý chí, mong muốn của riêng mình (như mục tiêu, định hướng, chiến lược, giá trị cốt lõi...) cùng với tư* cách như* các cá nhân (như ý chí, mong muốn, nguyện vọng...). Pháp nhân không phải là một trừu tượng pháp lý thuần tuý, nó có những đặc tính không đổi được thừa nhận chung, có sự tồn tại thực tế của nó trong mối quan hệ với các thành viên của pháp nhân. Về thực tế, pháp luật đã ghi nhận nó trên phư*ơng diện pháp lý. Pháp nhân có ý chí độc lập chứ không đơn thuần chỉ là con số cộng ý chí của các cá nhân thành viên phá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân – nhìn từ dấu hiệu hành vi KHOA HỌC PHÁP LÝ Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân – nhìn từ dấu hiệu hành vi Trong tiến trình nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật hình sự ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới thời gian qua, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một trong những vấn đề được đưa ra bàn luận rất nhiều cả dưới góc độ khoa học pháp lý và chính sách hình sự. Hiện tại tồn tại nhiều quan điểm, ý kiến tranh luận khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên tựu chung lại hiện có hai luồng quan điểm chính song song cùng tồn tại đó là: Quan điểm phản đối trách nhiệm hình sự của pháp nhân và quan điểm ủng hộ trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Những người ủng hộ hay phản đối đều đưa ra nhiều luận chứng khác nhau để bảo vệ quan điểm của mình; và một trong những luận chứng được cả những người ủng hộ và phản đối dựa vào đó là dấu hiệu hành vi của tội phạm. Để giúp các nhà khoa học, các nhà xây dựng chính sách, các nhà lập pháp và bạn đọc có thêm cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân khi nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật hình sự thời gian tới; trong bài viết này, tác giả sẽ trình bày tóm lược đồng thời có những phân tích thêm về cách lập luận, giải thích về dấu hiệu hành vi với tư cách là một luận cứ của các luồng quan điểm khi bàn và bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề thiết lập hay không trách nhiệm hình sự của pháp nhân. 1. Về quan điểm phản đối Theo quan điểm của những người phản đối thiết lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân thì tội phạm biểu hiện ra bên ngoài là tổng hợp các hành vi khách quan. Hành vi khách quan phải do chính người phạm tội trực tiếp thực hiện, ở đây là con người cụ thể bằng xương, bằng thịt và có nhận thức chứ không phải một thực thể trừu tượng, vô hình. Nói theo quy định pháp luật hiện hành thì chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Cũng theo quan điểm trên thì pháp nhân là do các thành viên hợp lại, do vậy nó là một thực thể pháp lý trừu tượng, là một người vô hình đại diện cho tất cả các thành viên. Do không phải là thực thể hữu hình, nên pháp nhân không thể tự mình trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi của pháp nhân là do những cá nhân, đó là các nhân viên thừa hành hoặc người đ*ược ủy quyền của pháp nhân thực hiện. Mặc dù trong thực tiễn, lãnh đạo pháp nhân, nhân viên thừa hành hoặc người được ủy quyền của pháp nhân có thể phạm tội trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy vậy, hành vi này là do các cá nhân thực hiện và họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra; ở đây không thể nói hành vi đó là hành vi của pháp nhân, vì vậy, sẽ là không hợp lý nếu quy kết hành vi phạm tội đó cho chính bản thân pháp nhân. Do vậy mà những người phản đối thiết lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân cho rằng nếu buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự là vi phạm nguyên tắc hành vi trong pháp luật hình sự. Để lý giải một số tình huống (tội phạm) cụ thể xuất phát từ hoạt động của các pháp nhân, do những người trong pháp nhân gây ra khi thực hiện nhiệm vụ như các tội phạm về kinh tế, các tội phạm về môi trường... một số người phản đối trách nhiệm của pháp nhân cho rằng khi pháp nhân giao nhiệm vụ tức là mong muốn kết quả mà người thực hiện mang lại cho pháp nhân, hay nói cách khác là pháp nhân chỉ giao chỉ tiêu, việc thực hiện thế nào hoàn toàn do cá nhân con người cụ thể được giao nhiệm vụ quyết định. Những người này có quyền lựa chọn phương thức, cách làm mà pháp nhân không can thiệp. Do vậy họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình. Nếu những hành vi đó vi phạm vào các quy định của Bộ luật hình sự thì có thể xử lý họ về các tội như: thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng... làm như vậy mới phù hợp với nguyên tắc cá thể hóa hành vi trong luật hình sự. Từ cách lập luận về hành vi, chủ thể thực hiện hành vi như trên, những người phản đối việc xác lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân cho rằng xét dưới góc độ hành vi, pháp nhân không phải và cũng không thể là chủ thể của tội phạm. 2. Về quan điểm ủng hộ Ngược lại với quan điểm và cách nhận định trên, trên cơ sở học thuyết đồng nhất hoá hành vi của tập thể với hành vi cá nhân trong những điều kiện nhất định, nhiều nhà khoa học cho rằng việc thiết lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự là cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay. Những người ủng hộ học thuyết đồng nhất hóa hành vi của tập thể với hành vi của cá nhân trong những điều kiện nhất định cho rằng mặc dù pháp nhân là tập hợp của những cá nhân con người riêng lẻ, tuy nhiên khi quyết định thành lập một pháp nhân/pháp nhân ra đời với một cơ cấu tổ chức cụ thể thì ở đây đã có sự biểu lộ các quyết định của tập thể vào sự tồn tại một ý chí thống nhất trong cá nhân của ng*ười đại diện, ng*ười lãnh đạo pháp nhân. Ở đây đã diễn ra quá trình đồng nhất hóa hành vi của tập thể với hành vi của cá nhân. Mọi hành vi của của cá nhân với tư cách là người đại diện cho pháp nhân được xem là hành vi của pháp nhân. Hay nói như cách nói của lý thuyết vai trò trong xã hội học thì khi đó cá nhân đang đóng vai trò và mang trọng trách của một tập thể (pháp nhân). Các pháp nhân có ý thức, ý chí, mong muốn của riêng mình (như mục tiêu, định hướng, chiến lược, giá trị cốt lõi...) cùng với tư* cách như* các cá nhân (như ý chí, mong muốn, nguyện vọng...). Pháp nhân không phải là một trừu tượng pháp lý thuần tuý, nó có những đặc tính không đổi được thừa nhận chung, có sự tồn tại thực tế của nó trong mối quan hệ với các thành viên của pháp nhân. Về thực tế, pháp luật đã ghi nhận nó trên phư*ơng diện pháp lý. Pháp nhân có ý chí độc lập chứ không đơn thuần chỉ là con số cộng ý chí của các cá nhân thành viên phá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trách nhiệm hình sự trách nhiệm pháp nhân Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 999 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 283 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 245 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
Bàn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay
4 trang 129 0 0 -
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 127 0 0 -
30 trang 118 0 0