Vấn đề "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức" sẽ giới thiệu tới các bạn về những quan điểm của Hồ Chí Minh về vao trò đạo đức, quan điểm Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới,... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Vấn đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò đạo đức Hồ Chí Minh là một lãnh tụ đặc biệt quan tâm tới đạo đức cách mạng. Đây là vấn đề Người quan tâm hàng đầu, một cách nhất quán, từ sớm đến tận cuối đời. bắt đầu sự nghiệp cách mạng là băt đầu giáo dục lý tưởng cách mạng và đạo đức cách mạng cho những người yêu nước, cho thanh niên, cho quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh không chỉ là người giáo dục đạo đức cách mạng mà còn hiện than của đạo đức cách mạng, nêu gương cho toàn Đảng, toàn dân ta Vì sao Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức? Vì con người cần đạo đức, cách mạng đạo đức. Hồ Chí Minh là lãnh tụ đặc biệt coi trọng chiến lược con người. Con người là mục tiêu đồng thời là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Vì thế, Người nhấn mạnh sự cần thiết vũ trang cho tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, thanh niên những giá trị đạo đức mới với ý nghĩa là động lực của cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loai; truyền thống với hiện đại; phương Đông và phương Tây, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đạo đức học MácLenin đem đến cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có sự thống nhất giữa chính trị và đạo đức, nói đi đôi với làm, lý luận với thực tiễn, đạo đức vĩ nhân với đạo đức đời thường, đức với tài. Đạo đức Hồ Chí Minh được xem xét toàn diện bao gồm đạo đức công dân, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, chủ chốt. Đạo đức được nhân diện từ môi trường gia đình, công sở, xã hội; trong các mối quan hệ với mình, với người, với việc. Đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa lịch sử, hiện tại và tương lai. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, nền tảng của ngời cách mạng: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì song cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo”. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nỗi việc gì”. Hồ Chí Minh coi đạo đức như sức mạnh của con người. làm cách mạng là một việc lớn nên càng phải có sức mạnh. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp. lâu dài, gian khổ”. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóa đức coi nhẹ tài. Người quan niệm: có tài mà không có đức là vô dụng, nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên đức là gốc nhưng phải kết hợp với tài để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Khi thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan lieu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Quan điểm Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Hồ Chí Minh có nhiều bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến đạo đức cách mạng như Đường Cách mệnh (1927), Sửa đổi lối làm việc 1947, đạo đức cách mạng 1955, đạo đức cách mạng 1958, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân 1969, di chúc 1969, … Người cũng có nhiều cách giải thích về đạo đức cách mạng. Trong tác phẩm 1958, Người viết, nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, giữ vững kỷ luật cho Đảng, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên hết, lên trước lợi ích cá nhân của mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng”. Theo Hồ Chí Minh, người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nen người cách mạng chân chính, không có gì là khó. Điều đó hoàn toàn do long mình mà ra. Lòng mình chỉ vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ ti ...